Mức phạt vượt đèn đỏ, đèn vàng 2022

Vượt đèn vàng, đèn đỏ là những lỗi thường gặp khi tham gia giao thông, để tìm hiểu về mức xử phạt vượt đèn vàng, đèn đỏ bạn có thể tham khảo tại đây.

Thông tin về mức phạt vượt đèn vàng, đèn đỏ


Mục Lục bài viết:
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
2. Mức phạt vượt đèn đỏ, đèn vàng.
3. Một số câu hỏi liên quan đến lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng.

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu:

- Đèn xanh: Xe được đi;
- Đèn đỏ: Xe không được đi;
- Đèn vàng: Xe phải dừng lại trước vạch dừng, nếu đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Trong trường hợp đèn vàng nhấp nháy thì xe được đi, tuy nhiên phải giảm tốc độ, quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Như vậy, người chạy xe máy, xe ô tô hay các loại xe khác và cả người đi bộ vượt đèn đỏ, đèn vàng tức là đang có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.


2. Mức phạt vượt đèn đỏ, đèn vàng

Hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng được Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP đề cập nói chung là hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".

Mức phạt vượt đèn đỏ, đèn vàng đối với các chủ phương tiện tham gia giao thông được thống kê qua bảng như sau:

Có thể thấy, mức phạt mới đối với lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022 đã tăng cao hơn so với mức cũ trước đây. Người dân khi tham gia giao thông cần chú ý để tránh bị xử phạt vì những lỗi này.


Bên cạnh đó khi tham gia giao thông mà gặp các phương tiện ưu tiên nhưng không nhường đường bạn cũng có thể bị phạt hành chính. Bạn có thể tham khảo mức phạt không nhường đường cho xe ưu tiên tại đây.
Tham khảo: Mức phạt không nhường đường cho xe ưu tiên

3. Một số câu hỏi liên quan đến lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng

3.1 Đèn đỏ có được rẽ phải không?

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tín hiệu đèn giao thông màu đỏ thì xe không được đi. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau, đèn đỏ xe vẫn được rẽ phải nếu:

- Có biển báo phụ cho phép rẽ phải. Thường là biển nền xanh, chữ trắng. Ví dụ: "ĐÈN ĐỎ ĐƯỢC PHÉP RẼ PHẢI", "MÔ TÔ, XE MÁY, XE ĐẠP ĐÈN ĐỎ ĐƯỢC PHÉP RẼ PHẢI".
- Có hiệu lệnh của CSGT hay những người khác điều khiển giao thông cho phép xe rẽ phải.
- Có đèn báo hiệu ưu tiên

+ Đèn báo hiệu ưu tiên này có màu xanh cho phép rẽ phải, được lắp kèm theo đèn giao thông.
+ Đèn có hình mũi tên. Khi đèn chuyển màu xanh, các xe được phép rẽ phải theo tín hiệu đèn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nhường đường cho các xe khác đến từ hướng được phép đi.

- Có vạch kẻ đường cho phép rẽ phải

Thông thường, đây là các vạch kẻ mắt vòng, kèm theo là mũi tên chỉ hướng rẽ phải. Gặp vạch kẻ đường này, xe được rẽ phải nếu đèn giao thông màu đỏ.

3.2 Đèn xanh mà không đi có bị xử phạt không?

Theo Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tín hiệu đèn xanh là xe được đi. Cũng có nghĩa là người điều khiển xe trong trường hợp đèn đỏ có quyền cho phương tiện di chuyển, chứ không có bắt buộc "phải đi".

Như vậy, đèn xanh mà xe không đi cũng không vi phạm quy định về giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, nếu đèn xanh xe không đi mà gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển phía sau thì lại là hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ, bị xử phạt với lỗi dừng, đỗ xe gây cản trở giao thông.

3.3 Những trường hợp được vượt đèn đỏ?

Trong những trường hợp sau, người tham gia giao thông vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt:

- Theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Căn cứ Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và Khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT, trường hợp có cả đèn tín hiệu giao thông và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì sẽ thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Chính vì vậy mà trường hợp đèn đỏ, người điều khiển giao thông cho phép đi thì các phương tiện được phép vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt.

- Xe ưu tiên: xe chữa cháy đang làm nhiệm vụ, xe cấp cứu, xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp...

Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì những xe ưu tiên này được phép vượt đèn đỏ.

- Tuân theo đèn báo hiệu hay biển báo phụ cho phép tiếp tục đi

Trường hợp có đèn tín hiệu hoặc biển báo phụ cho phép được đi thì người tham gia giao thông được phép rẽ hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ.

- Trong những trường hợp đặc biệt sau:

+ Trong tình thế cấp thiết;
+ Do phòng vệ chính đáng;
+ Do sự kiện bất ngờ;
+ Do sự kiện bất khả kháng;

Người thực hiện hành vi vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ 14 tuổi.

Trên đây là thông tin về mức phạt vượt đèn đỏ, đèn vàng mà chúng tôi cung cấp. Người tham gia giao thông cần chấp hành tín hiệu đèn giao thông để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.

Khi tham gia giao thông, có nhiều trường hợp chạy xe vượt đèn đỏ, đèn vàng bị cảnh sát giao thông xử phạt. Vậy mức phạt vượt đèn đỏ, đèn vàng năm 2022 là bao nhiêu? Chi tiết về mức phạt vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ được đề cập trong bài viết sau, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Mức phạt xe không chính chủ 2022
Mức phạt không thắt dây an toàn 2022 trên xe ô tô
Mức xử phạt xe vi phạm lỗi quá tải năm 2022
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với ô tô, xe máy năm 2022
Mức phạt sai làn đường 2022 mới nhất
Mức phạt lỗi xe không có gương chiếu hậu 2022

ĐỌC NHIỀU