Mở bài bài thơ Viếng lăng Bác

Mở bài bài thơ Viếng lăng Bác

Mục Lục bài viết:
1. Mở bài số 1
2. Mở bài số 2
3. Mở bài số 3
4. Mở bài số 4

Mở bài bài thơ Viếng lăng Bác
 

1. Mở bài số 1:

Bác đi xa là sự mất mát lớn của cả dân tộc, con người Việt Nam. Đã có rất nhiều tác phẩm thơ văn viết về Bác, về sự nghiệp cách mạng sáng ngời của Người, "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là một trong những bài thơ hay nhất viết về Bác - vị cha già dân tộc. Bằng ngôn từ bình dị mà chứa chan cảm xúc, Viễn Phương đã thể hiện đầy tinh tế, xúc động nỗi lòng của người con miền Nam khi lần đầu được ra thăm lăng Bác, niềm kính yêu, trân trọng trước công lao trời bể, xót xa trước sự ra đi của Bác của Viễn Phương cũng chính là những tình cảm chung của hàng triệu con người Việt Nam.
 

2. Mở bài số 2:

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dân tộc, con người vĩ đại nhất trong trái tim mỗi người Việt Nam. Hào quang về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người cũng là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ, nhà văn "chấp bút" để viết lên những ca từ thật đẹp đẽ, thật xúc động. Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều những áng thơ văn hay viết về Bác, đó là "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ, là "Bác ơi" của Tố Hữu và ta cũng từng bồi hồi, xúc động khôn xiết trước cuộc viếng thăm đầy cảm xúc của nhà thơ người Nam Bộ Y Phương trong bài "Viếng lăng Bác". Bài thơ là những cảm xúc chân thành mà tha thiết của một người con miền Nam lần đầu được ra thăm lăng Bác sau ngày Bác đi xa.
 

3. Mở bài số 3: 

Viễn Phương là cây bút tiêu biểu có nhiều đóng góp cho nền văn học miền Nam hiện đại. Trong chiến tranh ông hướng ngòi bút của mình về cuộc chiến tranh, lên án sự bạo tàn của thế lực ngoại xâm, ca ngợi những người mẹ, người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Sau giải phóng thơ ông tập trung bút lực vào cuộc sống, con người với những vần thơ giản dị mà tha thiết. Một trong những sáng tác nổi bật nhất làm nên tên tuổi của Viễn Phương trên văn đàn Việt Nam là "Viếng lăng Bác", bài thơ được sáng tác năm 1976, trong nỗi xúc động khi được lần đầu ra thăm lăng Bác, nhà thơ đã thể hiện tình cảm kính yêu, sự biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như hàng triệu con người Việt Nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.
 

4. Mở bài số 4:

Một năm sau ngày giải phóng, nhà thơ Viễn Phương may mắn là một trong những người con miền Nam đầu tiên được ra thăm lăng Bác. Đứng trước lăng Bác, nhà thơ đã không giấu được sự xúc động, nghẹn ngào, bài thơ "Viếng lăng Bác" cũng được ra đời trong những cảm xúc dạt dào, tha thiết ấy. Viễn Phương viết "Viếng lăng Bác" bằng tất cả tình yêu, sự kính yêu, trân trọng, niềm tự hào và cả những xót xa của một người con đối với vị cha già dân tộc. Tình cảm kính yêu ấy còn được bộc lộ trong nguyện ước, khát vọng thật đẹp của nhà thơ ở cuối bài thơ.

----------------HẾT-----------------

Sau khi đã nắm được một số phương pháp viết kết bài hay cho bài thơ Viếng lăng Bác, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 có cùng chủ đề khác như: Kết bài bài thơ Viếng lăng Bác, Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương, Bình giảng bài thơ Viếng lăng Bác, Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam qua bài Viếng lăng Bác để tự hoàn thiện bài viết của mình.

Mở bài bài thơ Viếng lăng Bác sẽ giới thiệu đến các em những cách viết mở bài mới mẻ, ngắn gọn mà vẫn có thể tạo được sức hấp dẫn cho bài cảm nhận, phân tích bài thơ Viếng lăng Bác. Các em hãy cùng tham khảo để có thêm những kinh nghiệm viết bài nhé.
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác
Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương ngắn gọn, hay nhất
Soạn bài Viếng lăng Bác
Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương
Phân tích khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ngắn gọn, hay nhất
Những nét đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác

ĐỌC NHIỀU