Cán bộ phải chuyển đổi vị trí công tác nếu có quyết định điều động cán bộ - Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP. Vậy mẫu quyết định điều động cán bộ nào đang được sử dụng? Những vấn đề pháp lý gì cần lưu ý liên quan đến điều động cán bộ?
- Điều động cán bộ theo quy định tại Luật Cán bộ công chức 2008 là việc cán bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, đơn vị khác.
- Việc điều động phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ; cán bộ sẽ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
- Điều động cán bộ và luân chuyển cán bộ là khác nhau, điều đó mẫu quyết định luân chuyển cán bộ và mẫu quyết định điều động cán bộ là khác nhau mặc dù về hình thức có thể tương tự.
* Tải mẫu TẠI ĐÂY
* Hướng dẫn mẫu quyết định điều động cán bộ.
- Người soạn thảo quyết định điều động cán bộ phải đảm bảo các nội dung về căn cứ pháp lý ban hành; đối tượng điều động; trách nhiệm của cán bộ điều động và cá nhân, cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định.
- Nội dung quyết định ghi cụ thể các thông tin:
+ Đối tượng được điều động là ai, đang giữ chức vụ gì, nơi làm việc hiện tại.
+ Nơi được điều động đến, thời gian điều động bao lâu? Từ ngày nào đến ngày nào?
+ Quyền và nghĩa vụ của người được điều động. Gôm có: Trách nhiệm bàn giao công việc, tài liệu; nhận lương; nhận các chế độ theo quy định của pháp luật.
+ Người chịu trách nhiệm thi hành quyết định điều động.
Liên quan đến đối tượng cán bộ, công chức, bạn đọc có thể tìm hiểu về Mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ đã được chúng tôi chia sẻ.
- Cơ sở để điều động cán bộ: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ.
- Nơi điều động cán bộ: Trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
- Khi nào chưa thực hiện việc điều động?
+ Đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật.
+ Đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
+ Đang điều trị bệnh hiểm nghèo.
+ Đang đi học tập trung tối thiểu 12 tháng.
+ Đang biệt phái.
+ Phụ nữ đang mang thai/nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
+ Nam đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do mất vợ.
+ Trường hợp khách quan khác.
- Thẩm quyền ban hành quyết định điều động cán bộ: Người đứng đầu của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc điều động cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý.
Mẫu quyết định điều động cán bộ được nêu trên đây là mẫu chung nhất, khi áp dụng, người soạn thảo cần nêu rõ chi tiết nội dung, đảm bảo thể hiện đúng, đủ quyết định điều động cán bộ cá biệt. Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức để nắm thông tin.