Biên bản cuộc họp luôn có trong mọi cuộc họp với mục đích là ghi lại các nội dung, diễn biễn của cuộc họp, các thành viên tham gia để lưu trữ, vật chứng cho các vấn đề được nhất trí ở trong cuộc họp.
1. Mẫu biên bản cuộc họp lớp
2. Mẫu biên bản cuộc họp chi bộ
3. Mẫu biên bản cuộc họp giao ban
4. Mẫu biên bản cuộc họp thôn xóm
5. Mẫu biên bản cuộc họp phụ huynh
6. Mẫu biên bản cuộc họp dòng họ
7. Mẫu biên họp hội đồng thành viên
8. Mẫu biên bản họp Công đoàn
9. Mẫu biên bản họp công ty chuẩn
10. Mẫu biên bản cuộc họp chuẩn nhất
II. Cách viết biên bản cuộc họp đúng chuẩn
1. Biên bản có vai trò như thế nào?
Biên bản là văn bản được lập ra nhằm ghi chép các sự việc đã và đang xảy ra, ý kiến của các thành viên trong cuộc họp. Tuy không có tính pháp lý nhưng biển bản là chứng cứ để chứng minh các sự kiện đã xảy ra. Do đó, biên bản ghi lại mọi tình tiết, nội dung theo cách khách quan nhất, không có sự thêm bớt nào để làm nền tảng, cơ sở cho các quyết định.
2. Yêu cầu cần có của biên bản
Biên bản được lập ra cần phải:
- Ghi số liệu và sự kiện một cách cụ thể và chính xác.
- Ghi chép đầy đủ, trung thực, không bình luận thêm bớt.
- Ghi các nội dung quan trọng trong buổi họp.
- Thông tin cần có độ tin cậy, thủ tục chặt chẽ. Nếu như có vật chứng, chứng cứ thì bạn cần giữ kèm với biên bản.
3. Bố cục biên bản
Một biên bản cuộc họp đúng chuẩn cần có các phần dưới đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"
- Tên văn bản và trích yếu nội dung. Chẳng hạn như Biên bản cuộc họp thôn xóm, cuộc họp lớp ...
- Ngày ... tháng ... năm ... giờ: Ghi thời gian diễn ra cuộc họp.
- Thành viên tham dự cuộc họp: Ghi họ tên, phòng ban.
- Nội dung: Ghi diễn biến sự kiện
- Phần kết thúc: Bạn ghi rõ lý do và thời gian
- Thủ tục về ký xác nhận những nội dung trong biên bản đều ghi là đúng.
4. Cách ghi chép biên bản các cuộc họp
Các bạn có thể tham khảo cách viết biên bản cuộc họp ở dưới đây để có biên bản họp hợp lệ, có thể làm chứng cứ minh chứng cho các sự việc diễn ra.
- Sự kiện thực tế quan trọng như ghi lời cung, khám nghiệm, bàn giao tài sản ... cần ghi một cách đầy đủ và chính xác. Bạn cần chú ý tới chi tiết của nội dung, tình tiết quan trọng. Bạn cần ghi đúng nguyên văn sự kiện.
- Những sự kiện thông thường khác: Họp thảo luận các phương án, họp định kỳ, họp tổng kết .... thì trong biên bản chỉ ghi nội dung quan trọng có liên quan là được.
- Phần kết thúc văn bản: Bạn cần ghi thời gian chấm dứt sự kiện như hội nghị kết thúc, bàn giao xong ... Sau đó là đọc cho người nghe để bổ sung, sửa chữa. Cuối cùng là ký xác nhận biên bản trên ghi đúng các nội dung quan trọng.
Trên đây là mẫu biên bản cuộc họp đầy đủ, chuẩn nhất. Tùy vào từng cuộc họp như họp thôn xã, họp lớp, họp phụ huynh, họp phòng ban trong công ty ... mà bạn lựa chọn biên bản họp phù hợp.