Theo quy định, bìa sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) cần có các thông tin cơ bản như: Cơ quan giáo dục đào tạo có thẩm quyền cao nhất, Đơn vị công tác hiện tại, Tên đề tài, Tên tác giả... Nếu đang làm báo cáo sáng kiến kinh nghiệm nhưng gặp khó khăn trong việc trình bày trang bìa thì bài viết dưới đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Viết sáng kiến kinh nghiệm cũng là một hình thức nghiên cứu khoa học, tác giả cần phải có những trải nghiệm thực tế và dẫn chứng cụ thể để đưa ra giải pháp đối với một vấn đề đang được mọi người quan tâm. Nếu đã hoàn thiện bài viết, bạn có thể tham khảo & tùy chỉnh các mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm dưới đây sao cho phù hợp với nội dung đề tài của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) những kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm dựa mà các viên chức, giáo viên đúc kết được từ quá trình làm việc thực tế. Có thể nói, sáng kiến kinh nghiệm là sự hội tụ của tính mới (yếu tố chưa ai phát hiện ra) và tính trải nghiệm (đúc kết, tích lũy được từ công tác quản lý, giảng dạy, học tập). Viết sáng kiến kinh nghiệm là viết lại một cách rõ ràng, hệ thống những tri thức có được trong quá trình công tác làm việc, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Mục đích của việc viết SKKN:
- Thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo trong làm việc, học tập
- Chia sẻ những kinh nghiệm có được cho mọi người xung quanh.
- Là tiền đề để khắc phục những khó khăn, mặt tối trong công tác quản lý, giáo dục.
- Thúc đẩy tinh thần thi đua, sáng tạo, nâng cao hiệu quả làm việc, học tập.
Sáng kiến kinh nghiệm được soạn thảo và lưu trên file Word, với độ dài tối thiểu là 10 trang, tối đa không quá 30 trang.
Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm chuẩn phải gồm các nội dung chính sau:
- Mục đích bài viết: Đã giải quyết được những vấn đề hay khó khăn gì? Giải pháp?
- Nội dung:
+ Bài viết SKKN phải đảm bảo tính mới mẻ, độc nhất.
+ Có số liệu, ví dụ thực tiễn chứng minh tính chính xác (Cơ sở lý luận của vấn đề; Thực trạng trong sáng kiến kinh nghiệm là gì; Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề).
+ Khả năng áp dụng vào thực tiễn: Làm rõ những hiệu quả khi áp dụng SKKN vào thực tế.
Thực tế, nếu chưa có kinh nghiệm làm đề án hay báo cáo, việc làm sáng kiến kinh nghiệm có thể khiến người làm gặp khó khăn về cách trình bày, triển khai nội dung cũng như lựa chọn hình thức mẫu bìa. Việc tìm hiểu hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm học tập cho giáo viên sẽ mang đến nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để các cán bộ, giáo viên giải quyết những vướng mắc của mình.
Ngoài chất lượng nội dung, để có được một SKKN ấn tượng thì việc thiết kế mẫu bìa sáng kiến chuẩn đẹp và khoa học là bước quan trọng không thể thiếu. Thông thường, bìa SKKN sẽ được in trên khổ giấy A4 với kích thước 21x29,7cm, căn lề trên là 3cm, lề dưới 2,5cm, lề trái 2,5cm, lề phải 2,5cm.
Với những mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm mà Taimienphi gợi ý, bạn có thể tải về và tùy chỉnh theo nhu cầu cá nhân hoặc chỉnh sửa sao cho khớp với đề tài mà mình đang nói đến. Chúc các bạn sẽ tạo được một SKKN hay và thật ấn tượng nhé!
Ngoài ra, để có thêm nhiều mẫu bìa đẹp phục vụ cho việc làm đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo, luận văn tốt nghiệp,..., bạn đọc có thể tham khảo, tải về các mẫu bìa giáo án, luận văn, báo cáo đẹp trong Word của Taimienphi.vn và bổ sung vào bộ sưu tập mẫu bìa yêu thích của mình.