Cuối năm, hầu hết, các gia đình đều dọn dẹp bàn thờ, rút chân nhang hoặc thay bát hương ... để chào đón năm mới nhưng nhiều gia đình có thể lễ cúng để xin thay bát hương trong năm để thay bát hương mới, còn đầu năm thì mọi người lại tổ chức đi du xuân, đi lễ chùa Hương. Nếu bạn chưa biết đi lễ chùa Hương như thế nào thì hãy cùng tham khảo kinh nghiệm đi lễ chùa Hương đầu năm dưới đây.
Hành trình đi lễ chùa Hương
Chắc hẳn, trong những ngày đầu năm, ai cũng tìm cho mình chốn du lịch tâm linh để đi, trong đó, đi lễ chùa Hương đầu năm là một địa điểm mà bạn khó bỏ qua trong năm mới này. Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương đầu năm sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật từ thời gian đi, đường đi cho tới điểm đến giúp bạn có chuyến đi du xuân du lịch chùa Hương 1 ngày đầu năm ấn tượng.
Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương đầu năm
Sau đây là kinh nghiệm đi lễ chùa Hương đầu năm, các bạn có thể tham khảo:
Đường đi đến chùa Hương
Chùa Hương ở đâu? Chùa Hương nằm rất gần với Hà Nội nên bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt đến chùa Hương dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, có 2 con đường để đi lễ hội chùa Hương Hà Nội, bạn có thể chọn một trong hai con đường này:
Theo kinh nghiệm đi chùa Hương bằng xe máy thì con đường đầu tiên là bạn đi theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông, tới ngã ba Ba La thì rẽ trái để đi tới Vân Đình. Đến Tế Tiêu tiếp tục rẽ trái rồi hỏi đường đi đến chùa Hương.
Hay bạn có thể đi theo con đương quốc lộ 1A Pháp Vân - Cầu Rẽ, đến nút giao ở Đồng Văn với Quốc lộ 38 thì chạy tiếp khoảng 15km hướng chợ Dầu là tới chùa Hương. Nhưng nếu bạn di chuyển bằng ô tô thì bạn mới được đi cung đường này.
Còn nếu bạn muốn đi chùa Hương bằng xe bus thì bạn có thể bắt xe buýt tuyến 211 rồi bắt xe 78 từ Tế Tiêu hoặc bắt xe buýt 75 từ bến xe Yên Nghĩa hay bạn có thể bắt một tuyến, đó là bắt xe buýt tuyến 103 để di chuyển tới chùa Hương.
Thời điểm lý tưởng để đi lễ chùa Hương đầu năm
Lịch trình đi lễ chùa Hương
Lễ hội chùa Hương được diễn ra từ tháng 1 tới tháng 3 âm lịch, trong đó từ rằm tháng Giêng tới 18 tháng 2 âm lịch hàng năm mới là thời điểm lễ hội diễn ra cao điểm. Nếu bạn đi lễ chùa Hương vào dịp này, bạn sẽ được tham gia vào không khí lễ hội đặc sắc ở chùa Hương.
Đi lễ chùa Hương sẽ mất bao lâu?
Nếu bạn muốn đi lễ và vãn cảnh khắp mọi đền chùa, ngõ ngách ở chùa Hương thì 2 ngày mới được xem là đủ. Còn nếu bạn không có thời gian và chỉ đi được trong ngày thì bạn nên tới thăm quan các điểm chính trong chùa Hương.
Các điểm đến lý tưởng khi đi lễ chùa Hương và giá vé
Chùa Hương là một khu rất rộng lớn với các công trình kiến trúc độc đáo, nằm rải rác ở nhiều nơi xung quanh khu vực Hương Sơn và được chia ra thành 4 tuyến giúp bạn dễ dàng hành hương, vãn cảnh:
Các tuyến hành hương và giá vé khi đi lễ chùa Hương
Lưu ý:
- Giá vé của người lớn từ 60 tuổi trở lên và trẻ dưới trên 10 tuổi nhưng lại thấp hơn 1,2m sẽ giảm 50% giá thăm quan.
- Miễn phí vé đối với trẻ em dưới 10 tuổi.
- Giá tuyến Hương Tích đã gồm cả vé tham quan, vé đò.
- Giá cáp treo khứ hồi dành cho người lớn, trẻ em là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé
- Giá cáp treo 1 chiều dành cho người lớn và trẻ em là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé
Kinh nghiệm đi đò lễ chùa Hương
Có rất nhiều dịch vụ đò mời chào khách du lịch, có rất nhiều dịch vụ đò tăng giá và nhồi nhét khách nên bạn nên mua vé ở ngay cổng vào hay mua vé ở khu vực suối Yến để tiết kiệm chi phí khi đi đò.
Ăn uống khi đi lễ chùa Hương đầu năm
Chùa Hương, đi chùa Hương cầu gì, bài cúng đi lễ chùa Hương
Ở dọc bến đò tới động Thiên Trù, các cửa hàng, nhà hàng xuất hiện nhiền nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch nên bạn tới đây, dễ dàng lựa chọn được đồ ăn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo giá trước trước khi mua để không bị chặt chém, nhất là vào mùa lễ hội chùa Hương.
Chuẩn bị đồ lễ khi đi lễ chùa Hương
Đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì? Đối với việc đi lễ chùa Hương, bạn nên sắm sửa lễ vật gọn gàng và nên sắm sửa lễ vật từ nhà đi: văn khấn đi lễ chùa Hương, hoa, quả, vàng mã ... để giúp tiết kiệm chi phí và thời gian khi đi chùa Hương.
Các lưu ý khi mua sắm ở chùa Hương vào dịp lễ hội
Ở chùa Hương có rất nhiều đặc sản và quà lưu niệm, bạn có thể mua về làm quà cho người thân và bạn bè. Tuy nhiên, không phải các mặt hàng ở đây đều có chất lượng và giá cả hợp lý. Bạn cần kiểm tra và so sánh trước khi mua những món đồ đó.
Kinh nghiệm khác khi đi lễ chùa Hương
- Mặc quần áo chỉnh tề, đứng đắn, nói năng cẩn thận, nhẹ nhàng.
- Bảo quản đồ dùng, tư trang cẩn thận.
- Giữ gìn vệ sinh bằng cách vứt rác vào trong thùng rác.
Ở Việt Nam, bên cạnh ngày lễ tết Nguyên Đán thì còn có rất nhiều ngày lễ khác như: ngày lễ tết Thanh Minh, tết Hàn Thực, tết Đoan Ngọ .... Đây đều là những ngày lễ lớn trong năm giúp mọi người quây quần và xum họp bên gia đình.
Trên đây, taimienphi.vn đã chia sẻ kinh nghiệm đi lễ chùa Hương đầu năm từ việc thời điểm lý tưởng, phương tiện di chuyển, điểm đến, thời gian đi, ăn uống, giá vé cáp treo ... hi vọng, bạn sẽ có chuyến đi lễ chùa Hương trọn vẹn và nhiều cảm xúc.
Nếu bạn đang chuẩn bị kế hoạch tham quan chùa Bái Đính đầu năm, không nên bỏ qua Kinh nghiệm tham quan chùa Bái Đính đầu năm đã được chúng tôi cập nhật để làm hành trang quý báu cho mình trong chuyên đi nhé.