Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân

Một số cách kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân

Mục Lục bài viết:
1. Kết bài số 1
2. Kết bài số 2
3. Kết bài số 3
4. Kết bài số 4


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân

 

1. Kết bài số 1:

Thông qua tình yêu nước của ông Hai, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng đã khái quát được tình yêu nước, ý thức gắn bó với cách mạng, với cụ Hồ của những người nông dân trong xã hội xưa. Qua tác phẩm ta không chỉ thấy được tài năng miêu tả tài tình của Kim Lân trong phác họa diễn biến tâm lí, xây dựng cao trào của câu chuyện mà còn thấy được vẻ đẹp đáng quý của người dân Việt Nam: yêu quê hương, đất nước, tự hào trước truyền thống đấu tranh của dân tộc, một lòng tin tưởng, trung thành với cách mạng dẫu bị đặt vào những tình huống ngặt nghèo, thử thách nhất.
 

2. Kết bài số 2:

Ông Hai là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Làng, đây cũng là nhân vật đại diện cho hàng triệu con người Việt Nam yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xưa. Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống mang tính thử thách: Làng chợ Dầu theo giặc, qua hành động và quyết tâm của ông Hai, ta thấy được vẻ đẹp đáng trân trọng của những người nông dân ấy, tình yêu làng được đặt trong tình yêu đất nước, dẫu có yêu làng đến đâu nhưng nếu làng theo giặc thì phải thù. Tình yêu nước, tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng của ông Hai cũng chính là cơ sở để nhà văn Kim Lân khẳng định sức mạnh của cách mạng Việt Nam được làm nên bởi tinh thần đoàn kết, niềm tin và sự trung thành của con người Việt Nam với Đảng, với Bác Hồ.
 

3. Kết bài số 3:

Qua truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã khắc họa đầy sống động, chân thực về hình tượng người nông dân yêu làng, yêu nước. Tình yêu làng của nhân vật ông Hai có sự hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, đặc biệt thông qua hình tượng ông Hai, nhà văn Kim Lân đã tái hiện chân thực nếp cảm, nếp nghĩ trong những người nông dân mộc mạc, chất phác xưa. Truyện ngắn giúp chúng ta có thêm những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh những người dân kháng chiến trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp xưa.
 

4.  Kết bài số 4:

Bằng sự am hiểu sâu sắc về đời sống tinh thần của những người nông dân cùng với tài năng nghệ thuật xuất sắc, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng đã xây dựng thành công tình huống truyện mang tính thử thách, qua đó tình cảm của người nông dân với đất nước, với cách mạng được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết. Thông qua việc xây dựng nhân vật ông Hai, tác giả Kim Lân đã miêu tả chân thực sự chuyển biến trong tình cảm của người nông dân, đồng thời truyện ngắn cũng giúp chúng ta hình dung được một thời kì cách mạng sôi nổi của quân dân ta, trong đó toàn thể dân tộc đều nhất trí, đồng lòng đoàn kết, đi theo sự dẫn dắt, lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ.

------------------HẾT------------------

Các bạn cùng đón đọc thêm một số mẫu kết bài khác đã được chúng tôi tổng hợp trong Những bài văn hay lớp 9 khác bên cạnh mẫu Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân: Kết bài bài thơ Viếng lăng Bác; Kết bài bài thơ Bếp lửa; Kết bài bài thơ Mùa xuân nho nhỏ; Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương; Kết bài bài thơ Con cò;... 

Kết bài là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc của một bài văn hoàn chỉnh, vậy em cùng tham khảo một số Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân để hiểu hơn về điều này đồng thời biết cách xây dựng một kết bài ngắn gọn, đầy đủ cho bài cảm nhận hay Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Mở bài truyện ngắn Làng của Kim Lân
Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân
Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Hãy nói lên cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân
Soạn bài Làng của Kim Lân
Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân hay, ngắn gọn

ĐỌC NHIỀU