Một số cách kết bài đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
Kết bài đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Có thể nói “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích tả cảnh ngụ tình hay nhất trong áng kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) của Nguyễn Du. Từ bức tranh cảnh vật hoang vắng, tĩnh mịch trước lầu Ngưng Bích, nhà thơ đã khéo léo khám phá tầng tầng lớp lớp những tâm trạng chất chồng trong tâm trạng của nàng Kiều, đó là sự bẽ bàng, xót xa, đau đớn đến tột cùng của nàng Kiều trước tình cảnh éo le, tình duyên “đứt gánh” sau cơn gia biến. Bức tranh cảnh- tình cứ thế đan xen, hòa hợp, thống nhất đến không ngờ đã gợi ra những xúc động, xót xa trong lòng người đọc, bởi vậy mà những tâm trạng đau đớn, nặng nề của nàng Kiều cứ mãi khắc khoải, đau đáu trong lòng người đọc biết bao thế hệ.
Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả Nguyễn Du không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên rộng lớn nhưng hoang vắng, quạnh quẽ trước lầu Ngưng Bích mà qua bức tranh cảnh vật, nhà thơ đã làm nổi bật lên bức tranh tâm cảnh sầu muộn, nặng nề cả nàng Kiều khi bị giam giữ nơi lầu Ngưng Bích. Có thể nói, từng cảnh vật, hình ảnh xuất hiện trong đoạn trích đều thấm đẫm tâm trạng của người con gái bị sóng gió cuộc đời vây hãm không lối thoát, có lẽ đây cũng chính là cái tài của đại thi hào Nguyễn Du, dùng cảnh nói tình, dùng thiên nhiên để khắc sâu nỗi đau đớn trong tâm trạng con người, đúng như câu thơ “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Như vậy, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta có thể thấy được hoàn cảnh đáng thương, tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng cùng những dự cảm không lành của nàng Kiều khi bị Tú bà giam giữ tại lầu Ngưng Bích. Điều đáng chú ý nhất trong đoạn trích này chính là cái tinh tế trong cách miêu tả của Nguyễn Du, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã làm cho khung cảnh thiên nhiên, đất trời dường như hòa quyện làm một với tâm trạng đau đớn, cô đơn của nàng Kiều, qua đó không chỉ thấy được tài năng miêu tả bậc thầy của đại thi hào mà còn thấy được tấm lòng trắc ẩn, nhân đạo cua nhà thơ với một kiếp hồng nhan bạc mệnh.
Trong khung cảnh rợn ngợp, rộng lớn nhưng tịch mịch, vắng vẻ của lầu Ngưng Bích, hình ảnh nàng Kiều hiện lên thật nhỏ bé, cô độc. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã tái hiện đầy tinh tế từng biến chuyển tâm lí, cảm xúc của nàng Kiều khi một mình đơn độc nơi lầu Ngưng Bích, đó là cái bẽ bàng, mông lung đến nỗi sợ hãi, ám ảnh trước những dự cảm về một tương lai khủng khiếp. Đoạn trích mang đến cho người đọc những cảm nhận rõ nét về nỗi đau, sự bất lực, tuyệt vọng của nàng Kiều, từ đó xót xa, đồng cảm hơn với thân phận của Thúy Kiều cũng như bao người phụ nữ tài sắc nhưng có số phận truân chuyên khác trong xã hội phong kiến xưa.
-----------------HẾT----------------------
Để nâng cao hơn nữa kĩ năng viết kết bài cho một bài văn thông thường, bên cạnh việc nắm vững nguyên tắc và yêu cầu chung, các em cũng có thể tham khảo thêm một số cách viết kết bài mẫu để có thêm ý tưởng cho phần bài làm của mình. Trong tài liệu Những bài văn hay lớp 9, ngoài Kết bài đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, chúng tôi đã tổng hợp được một số mẫu kết bài khá đặc sắc, mời các em cùng đón đọc: Kết bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều; Kết bài Cảnh ngày xuân; Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích; Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga;...