Các bước để thực hiện ép xung GPU không quá khó nhưng cần độ chính xác cao để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.
Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu quá trình ép xung GPU, tiến hành xác định các thông số kỹ thuật và cập nhật driver GPU hệ thống.
Xác định thông số kỹ thuật
Đầu tiên tải Speccy về máy và cài đặt. Phần mềm được thiết kế để cung cấp các thông số phần cứng máy tính, bao gồm cả GPU.
Tải Speccy về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải Speccy
Cập nhật driver
Bước tiếp theo là tiến hành cập nhật driver hệ thống. Để làm được điều này, đầu tiên mở phần mềm Speccy mà bạn vừa cài đặt, sau đó tìm mục Graphics để kiểm tra xem card đồ họa máy tính là AMD (Radeon, hay RX/R9/R7/R3) hay Nvidia (GeForce, GTX hay RTX).
Phần mềm GeForce Experience (Nvidia)
Nếu là card đồ họa Nvidia, tải phần mềm GeForce Experience về máy và cài đặt để cập nhật driver hệ thống tự động.
Tải GeForce Experience về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải GeForce Experience
Phần mềm Radeon (AMD)
Nếu đang sử dụng GPU AMD, tiến hành tải Radeon về máy và cài đặt. Phần mềm được thiết kế để phát hiện và cập nhật phiên bản driver cho các thiết bị trang bị GPU AMD.
Tải Radeon về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải AMD Driver Autodetect
Cài đặt phần mềm ép xung GPU
Dưới đây là 2 trong số phần mềm ép xung GPU tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tải về và cài đặt:
MSI Afterburner (hỗ trợ cả GPU AMD và Nvidia)
Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên cài đặt và sử dụng MSI Afterburner. Phần mềm tương thích với tất cả các dòng GPU, bao gồm cả AMD và Nvidia.
Tải MSI Afterburner về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải MSI Afterburner
EVGA PrecisionX (cho GPU Nvidia)
EVGA PrecisionX chỉ tương thích và hoạt động trên GPU Nvidia. Ngoài các tính năng tìm thấy trên Afterburner, EVGA PrecisionX còn được bổ sung thêm các tính năng dành riêng cho GPU của EVGA.
Tải EVGA PrecisionX về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải EVGA Precision XOC
Hướng dẫn ép xung GPU
Các thông số:
- Core Voltage: Thông số này đo điện áp GPU. Tăng giá trị này trước khi thực hiện ép xung, có thể tăng lên mức tối đa, miễn là PSU (nguồn máy tính) có khả năng xử lý.
Trong trường hợp mức điện áp GPU ban đầu xấp xỉ mức PSU tối đa, đã đến lúc thay bộ nguồn với công suất lớn hơn.
- Core / Shader Clock: Các thông số này thường liên kết với nhau, tác động đến hiệu năng hệ thống. Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên điều chỉnh thông số này sau khi thực hiện ép xung lên +25.
- Memory Clock: Mỗi lần điều chỉnh tăng giá trị lên +50 cho đến khi hệ thống bắt đầu xảy ra sự cố, và thực hiện trước khi xung nhân.
- Fan Speed: Cuối cùng là điều chỉnh tốc độ quạt. Bạn có thể tùy chỉnh tốc độ Fan Speed trên phần mềm Afterburner bằng cách click chọn nút Auto.
Cuối cùng click chọn Save (lưu) và lưu thành Profile 1. Trong trường hợp nếu sự cố xảy ra, bạn có thể quay lại và điều chỉnh các giá trị.
Thực hiện ép xung, sau đó click chọn Save (lưu) và lưu thành Profile 2. Chưa đóng vội Afterburner và tiếp tục thực hiện ép xung.
Test ép xung GPU
Có 2 cách để test ép xung GPU, cách đầu tiên là thực hiện stress test GPU và xem điều gì sẽ xảy ra. Cách còn lại là thử bắt đầu chơi game và xem có sự cố nào xảy ra hay không, chơi game trên hệ thống cơ mượt không.
Trong trường hợp nếu áp dụng cách 1 và thất bại, thử giảm các giá trị cho đến khi hệ thống ổn định, sau đó bạn có thể tăng hoặc giảm giá trị từng cài đặt một cho đến khi đạt ép xung tối ưu.
Ngoài việc ép xung GPU bạn cũng có thể ép xung Ram máy tính để nó hoạt động một cách mạnh mẽ hơn.
Trên đây là các bước ép xung GPU. Ngoài ra nếu còn thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.