Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2022 mang lại nhiều tài lộc, may mắn

Theo quan niệm của người xưa thì cúng Rằm tháng Giêng vào đúng ngày sẽ là tốt nhất, mang ý nghĩa linh thiêng. Đặc biệt, khi cúng vào khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc nhiều.

Khung giờ đẹp cúng ngày Rằm tháng Giêng có nhiều như 7 - 9h, 11 - 13h, 13 - 15h âm lịch
 

Nội dung bài viết:
1. Giờ cúng Rằm tháng Giêng.
2. Mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng.
3. Văn khấn Rằm tháng Giêng.
4. Các lưu ý.


1. Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng

Khung giờ đẹp nhất để cúng Rằm tháng Giêng là vào giờ Ngọ (tức là 11h trưa - 13h chiều) thứ 3, ngày 15/1 âm lịch, tức là 15/2/2022 dương lịch. Đây là thời điểm mà thần Phật và tổ tiên Giáng thế, họ sẽ chứng nhiệm được lòng thành của gia chủ đối với họ.

Nhưng nếu như bạn bận rộn với công việc, không thể cúng vào giờ Ngọ ngày Rằm tháng Giêng thì bạn có thể sắp xếp và cúng vào các giờ sau đây:
- Giờ cúng Rằm tháng Giêng vào ngày Rằm 15/1 âm lịch: Giờ Mậu Thìn (lúc 7h - 9h sáng), Canh Ngọ (từ 11h trưa - 13h chiều) và Tân Mùi (từ 13h - 15h chiều).
- Giờ cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14/1 âm lịch: Giờ Bính Thìn (7h - 9h sáng), giờ Đinh Tỵ (từ 9h sáng - 11h trưa), giờ Canh Thân (từ 15h - 17h trưa), giờ Tân Dậu (từ 17h - 19h tối), giờ Quý Hợi (từ 21h - 23h tối).


2. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Cúng rằm tháng Giêng cần những gì? Tương tự như mâm cỗ 23 tháng Chạp, ngày Tết, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình và từng vùng miền mà chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng tại chùa, ở nhà là khác nhau, chỉ cần thành tâm là được.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đối với mâm cỗ cúng ở chùa và tại nhà là khác nhau. Đối với mâm cúng ở chùa, bạn nên sắm đồ chay thanh tịch hoặc chỉ cần đèn nến, bánh kẹo và hoa quả tươi là được. Còn cúng ở nhà, dâng mâm cỗ lên thần linh, gia tiên thì bạn có thể cúng cỗ mặn, mua sắm tùy tâm, không cần quá cầu kỳ, rườm rà.

Mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng

Để chuẩn bị mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng, bạn có thể xem chi tiết tại bài viết này:

Xem thêm: Mâm cúng Rằm tháng Giêng


3. Bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2022 đúng chuẩn, đầy đủ

Ngoài xem giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng, chuẩn bị bài cúng Rằm tháng Giêng cũng không thể thiếu được, giúp bạn thành tâm cầu nguyện để tổ tiên, thần linh chứng giám.

Xem thêm: Bài cúng rằm tháng giêng năm 2022

* Bài cúng Rằm tháng Giêng cho gia tiên

Nam mô A di đà Phật! (đọc 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:.. ngụ tại:...

Hôm nay là ngày... tháng... năm..., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (đọc 3 lần)

* Bài cúng Rằm tháng Giêng ở ngoài trời

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:...

Ngụ tại:..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được vạn sự tốt lành, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

* Bài cúng Thần linh vào ngày Rằm tháng Giêng

Nam mô A di đà Phật! (đọc 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:.. ngụ tại:...

Hôm nay là ngày... tháng... năm..., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (đọc 3 lần)


4. Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng, các gia chủ cần biết

Bên cạnh cúng đúng giờ đẹp Rằm tháng Giêng, chuẩn bị văn khấn, mâm cỗ thì bạn cũng cần chú ý điều sau để khi cúng không phạm kị, thể hiện được tấm lòng thành đến bề trên, thần linh:
- Trước khi cúng, bạn cần dọn dẹp, vệ sinh ban thờ.
- Không nên đốt quá nhiều vàng mã. Sau tuần hương, bạn nên đốt vàng mã trong lư hoặc đồ dốt chuyên dụng để hạn chế cháy nổ.
- Nếu bạn thắp hương hoa quả, bạn nên chọn đồ tươi ngon, không dùng đồ giả. Hoa đặt trên bàn có thể là hoa huệ trắng, cúc vạn thọ, cúc vàng.
- Thắp hương thì bạn thắp hương theo số lẻ, tránh số chẵn. Bạn chú ý là chỉ thắp 1 - 3 nén cho mỗi bát là được.
- Khi cúng, bạn cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang. Khi khấn, bạn cần thành tâm.

Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã biết được giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng, đồng thời cũng chuẩn bị lễ cúng, văn khấn đầy đủ để làm lễ cúng thêm phần nghiêm trang, thể hiện được sự tôn trọn đối với bề trên, thần linh, thần phật.

Không chỉ chuẩn bị mâm cỗ, vàng mã, bài cúng chuẩn mà giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng cũng rất quan trọng, được nhiều người quan tâm bởi họ quan niệm là cúng đúng giờ sẽ thể hiện được thành ý, tổ tiên và thần linh dễ dàng nghe thấy. Vậy khung giờ cúng Rằm tháng Giêng là mấy giờ?
Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?
Lễ cúng rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu gồm những gì?
Mâm cúng rước ông bà gồm những gì?
Nên cúng rằm ngày nào, giờ nào?
Lễ cúng rằm tháng Chạp gồm những gì?
Giới thiệu các bài văn cúng cô hồn rằm tháng bảy, cầu tự, khai trương cửa hàng, lễ thượng thọ

ĐỌC NHIỀU