Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 5 bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, nhà thơ Tố Hữu có viết:
"Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ...
Em hãy cho biết "năm mươi sáu ngày đêm" của chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
- Bắt đầu ngày ... tháng ... năm...
- Kết thúc ngày ... tháng ... năm....
- Bắt đầu ngày 13 tháng 3 năm 1954
- Kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 1954
Dựa vào SGK và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ, em hãy:
a) Tóm tắt diễn biến ba đợt tấn công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ:
- Đợt 1:
- Đợt 2:
- Đợt 3:
b) Tô màu vào các mũi tên chỉ hướng tấn công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ (dùng ba màu để phân biệt ba đợt tấn công).
a)
- Đợt 1: Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch, lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch ở phía Bắc sau 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm.
- Đợt 2: Ngày 30-3-1954, ta đồng loạt tấn công địch lần thứ hai, phần lớn các cứ điểm phía Đông thuộc quyền kiểm soát của ta.
- Đợt 3: Ngày 1-5-1954, ta mở đợt tấn công thứ ba, đánh chiếm các cứ điểm còn lại.
b)
Quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi:
Quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ
- Mục đích nhảy dù của quân Pháp?
- Điều gì khiến cho mục đích của địch không thành?
- Mục đích nhảy dù của quân Pháp:
+ Chiếm Điện Biên Phủ bằng một cuộc hành quân không vận.
+ Gây bất ngờ cho quân ta, do không có sự phòng bị nên sẽ thất bại.
- Mục đích của địch không thành do: sự chủ quan của quân Pháp.
Em hãy viết đoạn văn ngắn về một tấm gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mà em biết.
Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) là người huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Vào bộ đội năm 1949, đến năm 1953. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông làm tiểu đội trưởng một đơn bị pháo cao xạ. Đường hành quân kéo pháo vô cùng hiểm trở, khó khăn, ông chỉ huy đưa pháo đến điểm tập kết an toàn. Lệnh trên lại kéo pháo ra. Đêm tối, dốc cao, dây kéo bị đứt, khẩu pháo lao quá nhanh, ông hô đồng đội "thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo" và ông đã lấy thân mình chèn bánh xe, chặn khẩu pháo không rơi xuống vực. Tô Vĩnh Diện đại diện cho lớp chiến sĩ hi sinh quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Trình bày ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954).
Sưu tầm và ghi lại một số câu thơ (hoặc lời bài hát) về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài thơ 1: "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" - Tố Hữu
"Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom.
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện"
Bài thơ 2: "Về với Điện Biên" - Thiên Ân
Ngày anh về với Điện Biên
Đôi chân ươm mộng trên triền núi cao
Bấy lâu mơ ước gặp nhau
Hẹn hò dốc đá ngày nào còn vương
Mường Thanh mây trắng ngập đường
Cánh đồng tỏa nắng soi gương đầu ngày
Hàng rào, dây kẽm, thép gai...
Điện Biên một thuở đạn bay, lửa hờn.
Sau khi học xong Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các em học sinh có thể tìm hiểu trước bài 18 qua việc tham khảo: Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 5 bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954) và Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 5 bài 20: Bến Tre đồng khởi hay Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 5 bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.