Hệ thống tập tin (file system) là các phương pháp và cấu trúc dữ liệu mà hệ điều hành sử dụng để theo dõi các file trên ổ đĩa hoặc phân vùng, hoặc nói cách khác, hệ thống tập tin xác định cách mà các tập tin được quản lý trong hệ thống như thế nào. Hệ thống tập tin cũng được sử dụng khi đề cập đến một phân vùng hoặc ổ đĩa được sử dụng để lưu trữ các file dữ liệu.
Hệ điều hành tích hợp sẵn hỗ trợ nhiều định dạng hệ thống tập tin khác nhau. Đôi khi hệ điều hành và hệ thống tập tin ràng buộc chặt chẽ với nhau để phân biệt chức năng của hệ thống tập tin với phần còn lại.
Tìm hiểu các định dạng FAT32, exFAT, NTFS là gì?
Phần tiếp theo dưới đây Taimienphi.vn sẽ đi sâu vào việc trình bày chi tiết FAT32, exFAT, NTFS là gì? Cách thức lựa chọn trên USB, Ổ cứng máy tính, laptop.
Chọn định dạng NTFS hay FAT32 cho USB khi ghost, cài Windows?
NTFS là định dạng hệ thống tập tin mới hơn mà Windows đang dùng, được giới thiệu đầu tiên trên Windows NT vào năm 1993. Theo đó trên các hệ điều hành mới hơn, ổ đĩa hệ thống sẽ được định dạng và thiết lập hệ thống tập tin là NTFS theo mặc định.
Về mặt lý thuyết, NTFS có kích thước file và giới hạn kích thước phân vùng rất lớn, và được đóng gói các tính năng hiện đại mà người dùng sử dụng nhiều nhất, bao gồm hỗ trợ quyền truy cập các file bảo mật, nhanh chóng khôi phục các file trong trường hợp nếu máy tính bị treo hay bị lỗi, sao chép các bản sao lưu, mã hóa, giới hạn dung lượng ổ đĩa, hard link (liên kết cứng) và một số tính năng khác.
NTFS hoạt động trên các phiên bản Windows mới hơn. Bên cạnh đó Mac OS cũng thiết lập các file chỉ đọc là định dạng NTFS theo mặc định. Một số bản phân phối Linux cũng hỗ trợ NTFS và một số thì không.
Cách thức lựa chọn định dạng FAT32 hay NTFS cho USB
FAT32 là định dạng hệ thống tập tin cũ. Cụ thể định dạng hệ thống tập tin này được giới thiệu đầu tiên trong Windows 95 để thay thế cho định dạng FAT16 cũ hơn, và dần trở thành định dạng chuẩn. Ổ USB thường được định dạng bằng định dạng hệ thống tập tin này để đảm bảo khả năng tương thích tối đa trên các thiết bị. Nói chung đại gia đình FAT gần như được hỗ trợ trên tất cả các thiết bị phổ biến.
Tuy nhiên vì xuất hiện đã rất lâu nên FAT32 cũng có một số hạn chế nhất định. Thứ nhất phân vùng được định dạng FAT32 không thể lưu trữ được các file có dung lượng nhiều hơn 4GB, ngoài ra dung lượng của một phân vùng FAT32 bắt buộc phải nhỏ hơn 8 TB. Dù hiện tại 8 TB vẫn còn khá lớn nhưng với những người dùng ổ cứng có dung lượng cao thì chắc chắn họ sẽ không lựa chọn FAT32.
Hiện nay có rất nhiều loại thẻ nhớ FAT32 hay có nghĩa là thẻ nhớ có định dạng chuẩn FAT 32 giúp tốc độ copy, sao chép dữ liệu nhanh hơn
Bên cạnh đó định dạng FAT32 không cung cấp cho người dùng quyền truy cập, cũng như không được tích hợp các tính năng bảo mật khác giống như định dạng NTFS mới hơn.
Trên các phiên bản Windows mới hơn không còn hỗ trợ định dạng FAT32 cho ổ đĩa hệ thống nữa.
Ngoài ra, một thông tin đáng chú ý đó là fat32 được giới thiệu đầu tiên trong phiên bản FAT12 của windows
Tham khảo cách đổi FAT32 sang NTFS tại đây
Định dạng exFAT được giới thiệu đầu tiên vào năm 2006, và được hỗ trợ bởi các phiên bản Windows bao gồm Windows Server 2003, Windows Vista, Windows 2008, Windows 7, Windows 8, và các phiên bản cao hơn.
Cũng giống như NTFS, định dạng exFAT cũng hỗ trợ các file và phân vùng ổ đĩa kích thước lớn, vì vậy người dùng có thể yên tâm lưu trữ các file có kích thước lớn hơn 4GB.
Là định dạng tập tin được nâng cấp dựa trên FAT32, tuy nhiên exFAT không bị giới hạn về mặt kích thước như định dạng cũ. Ngoài ra exFAT cũng tương thích với NTFS, hoạt động trên tất cả các phiên bản Windows cũng như Mac OS. Người dùng Linux có thể cài đặt thêm một số phần mềm để kích hoạt tính tương thích.