Dàn ý trình bày suy nghĩ về tính trung thực của con người

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý trình bày suy nghĩ về tính trung thực của con người

1. Mở bài

- Trong xã hội cổ đại hay hiện đại, một con người muốn được tôn trọng, được sự kính yêu và dễ thành công trong cuộc sống thì ngoài tài năng,
học vấn, trí tuệ hơn người thì họ còn cần rèn cho mình một phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- Một trong những đức tính quý giá làm nên con người, vẫn luôn được ông bà tổ tiên ta truyền dạy cho con cháu ấy là đức tính trung thực.

2. Thân bài

* Khái niệm:
- Trung thực là một đức tính tốt đẹp, đó là sự chân thành, ngay thẳng, không gian dối trong bất kỳ chuyện gì.
- Người trung thực là không dối gian, giấu giếm, không đổi trắng thay đen sự thật, không lừa lọc người khác, luôn đối xử với mọi người một cách chân thành, thẳng thắn, luôn tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật, lên án sự điêu trá.

* Biểu hiện:
- Trong học tập: Học sinh trong giờ kiểm tra nghiêm túc làm bài, không quay cóp, sử dụng tài liệu.
- Trong công việc:
+ Người làm kế toán thì không lợi dụng nghiệp vụ để bòn rút công quỹ.
+ Người hay được cử đi công tác thì không khai khống hóa đơn, chứng từ để nhận thêm tiền phụ cấp.
- Trong kinh doanh: Người sản xuất không vì tranh thủ lợi nhuận mà làm ra các mặt hàng nhái, hàng kém chất lượng,...
- Trong các mối quan hệ xã hội thông thường, là sự chân thành, không giấu diếm giữa cha mẹ - con cái, tình yêu - hôn nhân, giữa bạn bè,...

* Ý nghĩa:
- Người trung thực sẽ ngày càng hoàn thiện và trau dồi nhân cách để hoàn thiện bản thân, trở thành một công dân tốt của xã hội..
- Người dối gian sẽ bị mọi người quay lưng và lánh, thậm chí họ còn tự tạo thêm cho mình kẻ thù, chẳng có một mối quan hệ nào tử tế. Người nói dối chính là kẻ cô đơn và đáng thương nhất trong cuộc đời của họ.

* Nhận thức và hành động:
- Phải có thói quen trung thực với chính bản thân, biết được vị trí của bản thân, không ảo tưởng huyễn hoặc.
- Luôn tôn trọng sự thật, khi trò chuyện với người khác đừng tự biến tấu những câu chuyện hay sự kiện theo ý mình, có sao hãy nói vậy, đừng cố thay đen đổi trắng.
- Trung thực với lỗi lầm của bản thân, không che đậy giấu giếm mà nên thẳng thắn nhìn nhận để được thông cảm và được sửa chữa lỗi lầm.|
- Là học sinh thì tránh việc chép bài, quay cóp, gian lận trong thi cử, hãy tự cố gắng học bài và làm bài năng lực thật của mình
- Lên tiếng và có những hành động để bênh vực sự thực, bênh vực lẽ phải và những người trung thực dám lên án hành vi gian dối.
- Ngăn chặn những hành vi lừa lọc, thiếu trung thực, tuyên truyền mọi người cùng noi gương những tấm gương về sự trung thực.

3. Kết bài

- Trung thực là truyền thống quý báu đã được lưu truyền muôn đời nay cho nhiều thế hệ con cháu, là cái cốt lõi mà con người cần phải có được.
- Cần ý thức tự giác luôn luôn trau dồi, bồi dưỡng tính trung thực cho bản thân, góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.
 

II. Bài văn mẫu trình bày suy nghĩ về tính trung thực của con người

Trong xã hội cổ đại hay hiện đại, một con người muốn được tôn trọng, được sự kính yêu và dễ thành công trong cuộc sống thì ngoài tài năng, học vấn, trí tuệ hơn người thì họ còn cần rèn cho mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Những phẩm chất ấy bao gồm lòng yêu nước, lòng nhân hậu yêu thương con người, lòng khoan dung,... và một trong những đức tính quý giá làm nên con người, vẫn luôn được ông bà tổ tiên ta truyền dạy cho con cháu ấy là đức tính trung thực.

Trung thực là một đức tính tốt đẹp, đó là sự chân thành, ngay thẳng, không gian dối trong bất kỳ chuyện gì. Một người trung thực là người không dối gian, giấu giếm, không đổi trắng thay đen sự thật, không lừa lọc người khác, luôn đối xử với mọi người một cách chân thành, thẳng thắn. Không mượn lời nói dối để mang lợi ích về cho bản thân, đồng thời luôn tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật, lên án sự điêu trá. Trong cuộc sống sự trung thực chính là sợi dây liên kết con người lại với nhau bằng niềm tin, bằng sự đúng đắn và trách nhiệm của những lời nói và hành động trong các mối quan hệ...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Trình bày suy nghĩ về tính trung thực của con người  tại đây.

 

Trung thực, thật thà vốn là một trong số những đức tính đáng quý của con người, vậy em hãy xây dựng dàn ý trình bày suy nghĩ về tính trung thực của con người để đưa ra quan điểm, suy nghĩ của bản thân về bản chất cũng như sự cần thiết của phẩm chất đó đối với mỗi người chúng ta.
Có 3 điều làm hỏng một con người: Rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ. Suy nghĩ về ý kiến trên
Dàn ý suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương
Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống
Dàn ý suy nghĩ về câu nói của William S.Peare: Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực
Dàn ý suy nghĩ về bệnh nói dối
Dàn ý trình bày suy nghĩ về câu nói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một...

ĐỌC NHIỀU