Dàn ý tinh thần nhân đạo trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Dàn ý Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện thế nào khi xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Mở bài

- Hình tượng người anh hùng nông dân xưa nay là nguồn cảm hứng nhân đạo cho nhiều tác giả văn học, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu.
- Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên tượng đài oai hùng cho người nông dân Việt Nam về cốt cách, phẩm chất, qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.

2. Thân bài

* Tinh thần nhân đạo thể hiện ở cách xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng 
- Đức tính tốt đẹp, tư thế dũng cảm, hiên ngang ngẩng cao đầu:
+ Người nông dân xưa nay chỉ biết đến công việc đồng áng, nay lại xung phong ra trận, đối mặt với kẻ thù.
+ Trước cảnh đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng bỏ ruộng đất đi theo tiếng gọi Tổ quốc "Súng giặc... vang như mõ".
- Tấm lòng thủy chung của những người nông dân nghĩa sĩ đối với đất nước:
+ Lặng thầm chiến đấu, không tiếc thân mình xả thân hi sinh vì Tổ quốc.
+ Luôn nêu cao tinh thần "tuy là mất tiếng vang như mõ".
* Tinh thần nhân đạo thể hiện ở việc trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của những nghĩa sĩ
- Trong con mắt của Nguyễn Đình Chiểu, họ là những người nông dân chân chất, hiền lành, chăm chỉ, cần cù, hồn hậu "Nhớ linh xưa... nghèo khó" nhưng nghĩa khí của họ luôn tuôn trào mãnh liệt, mạnh mẽ.
- Khi kẻ thù giày xéo quê hương, họ trở nên quyết liệt, gan dạ hơn bao giờ hết với lòng căm thù giặc sâu sắc "Bữa thấy bòng bong... muốn ra cắn cổ".
=> Tình yêu quê hương, đất nước, nỗi căm hờn lũ giặc xâm lược đã trở thành hành động quyết liệt "ăn gan, cắn cổ",...
=> Tính nhân văn được bộc lộ qua lí tưởng chiến đấu cao cả, tinh thần quật khởi của nhân dân khi đứng trước gian khổ.
* Tinh thần nhân đạo là âm hưởng bi tráng như một khúc khải hoàn dành cho những chiến sĩ dũng cảm đã nằm xuống vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Người nông dân vốn hiền hòa, chân chất nay vụt trở thành những người lính => Sức mạnh của niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai đã biến thành nguồn động lực, năng lượng vô hạn cho những người lính.
- Người nông dân vốn có cuộc sống bình dị nhưng khi đất nước gặp nguy nan, họ lại là những người xung phong đấu tranh quật cường với tinh thần đoàn kết cao nhất.
- Sự sẵn sàng hi sinh của những người chiến sĩ: "Thà thác mà đặng câu... ở với man di rất khổ"
+ Ước vọng nhỏ bé "thà chết vinh còn hơn sống nhục": Một lần đánh giặc rồi hi sinh, chết vinh quang còn hơn ở với bọn giặc "man di, mọi rợ".
+ Thân xác họ có thể sẽ bị chôn vùi, trở thành cát bụi nhưng công lao và sự hi sinh anh dũng của họ sẽ trở nên bất tử trong lòng chúng ta.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu trong việc xây dựng hình tượng người chiến sĩ Cần Giuộc.

>> Xem bài mẫu: Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện thế nào khi xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

-------------------HẾT----------------------
Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Tác phẩm được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11 tuần học thứ 6. Ngoài Dàn ý tinh thần nhân đạo trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc các em có thể tham khảo thêm những bài viết khác như: Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn, Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc;...
 

Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng xây dựng và triển khai dàn ý tinh thần nhân đạo trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, qua đó hỗ trợ các em học sinh có nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn về giá trị nội dung đặc sắc của tác phẩm này.
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
Dàn ý Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Dàn ý phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm nổi bật tượng đài nghệ thuật bi tráng
Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.
Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm sáng tỏ bài văn là Khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang

ĐỌC NHIỀU