Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Đề bài: Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý số 1
2. Dàn ý số 2
3. Bài văn mẫu

Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh


I. Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh


A. Dàn ý chung thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.
- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:
- Vị trí địa lí, địa chỉ
- Diện tích
- Phương tiện di chuyển đến đó
- Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:
- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
- Cấu trúc khi nhìn từ xa...
- Chi tiết...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:
- Địa phương...
- Đất nước...

3. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

 

B. Dàn ý chi tiết thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (chùa Keo - Thái Bình)

1. Mở bài

- Giới thiệu danh thắng chùa Keo, Thái Bình, có thể sử dụng lời thơ để dẫn dắt:

" Dù cho cha đánh, mẹ treo
Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm."

- Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Thái Bình.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát
- Vị trí địa lí: Cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km
- Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Diện tích: 58000 km2
- Phương tiện di chuyển: Có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô.
- Khung cảnh khái quát: Chùa nằm ven chân đê sông Hồng, giữa những cánh đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay, cây cối tươi tốt quanh năm bởi nước phù sa bồi đắp.

b) Nguồn gốc và lịch sử hình thành
- Đây là ngôi chùa cổ, đã tồn tại khoảng 400 năm, năm bắt đầu xây dựng là 1630, đến năm 1632 thì hoàn thành.
- Xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê.
- Lịch sử hình thành: Trước đây, chùa có tên gọi là Nghiêm Thần Quang, do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng tại Giao Thủy (Nam Định); nhưng sau đó trải qua nhiều đợt lụt, mua lũ lớn đã cuốn trôi ngôi chùa. Dân cư nơi này đã bỏ quê ra đi, nửa đến Đông Nam hữu ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo (Hành Thiện) nay thuộc Nam Định; phần dân còn lại vượt sông đến vùng Đông Bắc tả ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo thuộc Thái Bình ngày nay.
- Tên gọi: Chùa Keo (Thái Bình) có tên khác là Thần Quang Tự, Keo là tên gọi Nôm của Giao Thủy.

c) Kiến trúc chùa Keo
- Toàn bộ gỗ làm chùa đều là gỗ lim, rất chắc chắn bởi vậy dù trải qua nhiều biến đổi của thời gian nhưng đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn đến tận ngày nay.
- Cấu tạo:
+ Tổng gồm 16 tòa, 126 gian trong đó có 12 tòa và 102 gian chính.
+ Kiến trúc chính gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tòa bao gồm chùa Ông Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chuông. Ngoài ra còn có các khu tăng xá, nhà khách, khu nhà dành cho ban quản lí chùa.
+ Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chuông có kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc thời Lê, cao 11 mét, gồm 3 tầng (tầng 1 treo chiếc khánh đá dài 1 mét 2, tầng 2 là quả chuông đồng cao 1 mét 3 đúc vào thời vua Lê Hy Tông, tầng 3 và tầng trên cùng treo chiếc chuông nhỏ cao hơn nửa mét. Đặc biệt nhất là mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi; toàn bộ khung đều làm bằng gỗ chắc gắn với nhau bằng mộng.

- Chùa bố trí, sắp xếp giàn tượng pháp thành các lớp và lưu giữ một số lượng lớn các bảo vật, cổ vật có giá trị hàng trăm năm: Đồ gốm, nhang án thời Lê, đôi chân đèn thời Mạc,...
- Khung cảnh chùa Keo, Thái Bình:
+ Mặt nước ở cả 3 mặt trước và hai bên tạo ra không gian thoáng đãng tạo cảm giác ngôi chùa vươn cao giống như đóa hoa sen giữa mặt hồ.
+ Các tòa tháp, các gian được bố trí đơn giản, tỉ lệ cân đối, không quá đồ sộ nhưng cũng không nghèo nàn.
+ Ngoại cảnh: Bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tạo vẻ cổ kính, trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều loài hoa quý, cây xanh...
- Lễ hội chùa Keo diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Không Lộ, ngoài phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng, chùa còn tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, diễn xướng....

d) Giá trị về lịch sử, văn hóa của chùa Keo với:
- Địa phương: Là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Thái Bình.
- Đất nước: Là một trong số danh thắng có kiên trúc độc đáo bậc nhất trong cả nước.
+ Top 10 di tích cổ nhất ở Việt Nam.
+ Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.
+ Năm 2012, chùa được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

3. Kết bài
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Keo.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.
Xem thêm các bài viết lập dàn ý thuyết minh khác trên Taimienphi.vn


II. Bài văn mẫu Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Có một nhà thơ đã từng viết về Tràng An:

"Lững lờ mây nước Tràng An
Thuyền con soi bóng dặm ngàn núi sông
Mái chèo khua nhịp nỗi lòng
Mây trời xa cũng chung dòng thế gian."

Tràng An, một địa điểm có giá trị cao về vẻ đẹp thiên nhiên cùng những nét đặc sắc văn hóa. Vẻ đẹp nơi đây hoang sơ giản dị, rất đỗi mộc mạc nhưng cũng có những nét tinh tế đến vô cùng. Không phải ngẫu nhiên khi nói quần thể danh thắng Tràng An chính là "Bảo tàng địa chất ngoài trời".

Danh lam thắng cảnh Tràng An là vùng non nước mây trời hòa quyện với nhau tạo nên một địa điểm có nhiều giá trị về nhiều mặt: cảnh quan, địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa và cả lịch sử. Tràng An ở vị trí cách cố đô Hoa Lư 3km về hướng Nam, cách thành phố Ninh Bình khoảng 7km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh tại đây.

-----------------------------------HẾT---------------------------------

Trên đây là những gợi ý của đội ngũ Taimienphi.vn về đề bài Thuyết minh về một danh lam thẳng cảnh trong chương trình Ngữ văn mới. Khi làm bài, em đừng quên lược qua quá trình hình thành và phát triển của danh lam thắng cảnh đó, đem đến cho người đọc cái nhìn rõ nét nhất về giá trị của địa điểm nhé. Ngoài ra, em cũng có thể tham khảo thêm một số dạng đề tương tự trên Taimienphi.vn như Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; Thuyết minh về trò chơi thả diều; Thuyết minh về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8.

Nhằm hỗ trợ các em học sinh dễ dàng hơn trong việc lập dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gợi ý cho các em cách lập dàn ý chung của bài văn thuyết minh danh thắng và một dàn ý chi tiết thuyết minh về chùa Keo (Thái Bình) để các em tham khảo.
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa
Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phố cổ Hội An
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, bài mẫu số 1
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh núi Voi

ĐỌC NHIỀU