Dàn ý phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
 

I. Dàn ý phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn An Ninh (những nét chính về tiểu sử, các sáng tác chủ yếu, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,...).

2. Thân bài

a. Tác giả phê phán thói học đòi "Tây hóa"
- Phê phán lối học đòi "Tây hóa", "thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình" của nhiều người dân An Nam.
- Phê phán lối sống lai căng trong cách ăn uống và xây dựng, kiến trúc nhà cửa.
→ Hậu quả nghiêm trọng của việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ đó chính là "làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng".

b. Những vai trò và giá trị của tiếng nói đối với vận mệnh dân tộc
- Tiếng nói là "người bảo vệ quý báu nhất cho nền độc lập của dân tộc, là yếu tố quan trọng giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị".
- Tiếng nói còn là nhịp cầu tri thức mở mang dân trí, đưa dân tộc ta tiếp xúc với các nền văn minh trên thế giới.
- Phê phán những than phiền sự nghèo nàn của tiếng mẹ đẻ để biện minh cho hành động học đòi Tây hóa của mình để rồi từ đó nêu lên và khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt.

c. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với ngôn ngữ nước ngoài
- Con người An Nam, nhất là giới trí thức "phải biết ít nhất là một thứ ngôn ngữ châu u để hiểu được châu u".
- Học để biết một thứ tiếng nước ngoài không đồng nghĩa với việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ mà ngược lại nó còn góp phần bồi đắp, làm phong phú, giàu có thêm cho ngôn ngữ nước mình.

3. Kết bài

Khái quát những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Chuẩn)

Là một nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn An Ninh đã để lại cho bạn đọc thế hệ sau nhiều bài báo, bài diễn thuyết, những bài chính luận đặc sắc với lối viết khúc chiết, trong sáng, không những có độ sâu về tư duy mà còn tràn đầy nhiệt huyết, tấm lòng yêu nước. Tác phẩm "Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức" đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925 là một trong số những bài chính luận xuất sắc của ông.

Trong đoạn văn mở đầu bài viết của mình, tác giả Nguyễn An Ninh đã lên tiếng phê phán lối học đòi "Tây hóa", "thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình" của nhiều người dân An Nam. Với tác giả, dường như, những người có thói học đòi nói tiếng Tây, cóp nhặt "những cái tầm thường của phong hóa châu u" ấy đang lầm tưởng rằng họ có thể trở thành giai cấp quý tộc,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức tại đây.

------------------HẾT-------------------

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 khác bên cạnh Dàn ý Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức như: Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền; Cảm nhận khi đọc về Luân lí xã hội ở nước ta; Cảm nhận về bài Luận về một chính sách khai hóa; Cảm nhận khi đọc văn bản Một thời đại trong thi ca; Tìm hiểu đoạn trích Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác,... 

Cùng tham khảo dàn ý phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức để hiểu hơn về tầm quan trọng của việc gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ bởi “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù” (An-phông-xơ Đô-đê).
Phân tích tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Dàn ý phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Buổi học cuối cùng
Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn
Phân tích bài Lời tiễn dặn

ĐỌC NHIỀU