Dàn ý Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới, bài 43

Mượn hình ảnh của các loại cây như hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì, bức tranh thiên nhiên trong bài Bảo kính cảnh giới của tác giả Nguyễn Trãi được xây dựng vô cùng tươi tắn, rực rỡ. Để có thể cảm nhận và làm văn văn phân tích tác phẩm dễ dàng, các em không thể bỏ qua mẫu dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới, bài 43, sách Kết nối tri thức học kỳ II Ngữ văn 10 dưới đây.

Dàn ý phân tích, đánh giá bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới
 

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý 1.
II. Dàn ý 2.


I. Dàn ý Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới, bài 43, mẫu 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu vấn đề: bức tranh thiên nhiên trong "Bảo kính cảnh giới", bài 43.

2. Thân bài:

2.1. Phân tích bức tranh thiên nhiên:

* Bức tranh thiên nhiên tươi tắn, rực rỡ:

- Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, gắn liền với cuộc sống thường ngày:

+ "Hòe lục": cây hòe có sắc xanh thẫm, "tán rợp trương": tán hòe che rợp cả một khoảng không gian.

+ "Thạch lựu hiên": cây thạch lựu ở trước hiên nhà.

+ "Hồng liên trì": sen hồng nở rộ trong ao vườn.

- Sức sống, sự vận động của cảnh vật:

+ "đùn đùn" gợi tả từng tán cây không ngừng vươn mình tỏa bóng.

+ Động từ "phun" góp phần khắc họa hình ảnh hoa lựu nở hoa màu đỏ rực.

+ "Tịn": có nghĩa là hết, đã hết nhưng cũng mang nghĩa "ngát" hoặc "nức" -> "tịn mùi hương": sen đã nở rộ và tỏa hương thơm ngát.

* Bức tranh ngày hè sống động:

- Âm thanh "lao xao" của chợ cá từ xa vọng lại.

- "Dắng dỏi": gợi thanh âm rộn rã, vang dội cả một vùng, "cầm ve": tiếng ve trong, cao như tiếng đàn ca.

=> Bức tranh thiên nhiên hài hòa về hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Thông qua bức tranh ấy, ta thấy được vẻ đẹp cuộc sống dung dị, đời thường.

2.2. Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều động từ "đùn đùn", "phun",...

- Thành công trong việc dùng từ láy "đùn đùn", "lao xao", "dắng dỏi".

- Biện pháp đảo ngữ "Lao xao chợ cá làng ngư phủ/ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương".

- Hình ảnh gần gũi, thân thuộc.

2.3. Nhận xét:

- Nguyễn Trãi là một người yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhà thơ có tâm hồn hết sức tinh tế và nhạy cảm.

- Tác phẩm đã cho thấy tài năng nghệ thuật đỉnh cao của Nguyễn Trãi. Từ việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, hệ thống các từ láy, nhà thơ đã làm nổi bật khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của ngày hè.

3. Kết bài:

- Khẳng định vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.

Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Bảo kính cảnh giới, dàn ý mẫu chi tiết, hay nhất


II. Dàn ý Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bảo kính cảnh giới, mẫu 2

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè: Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc cũng là tác giả xuất sắc của nhiều loại hình văn học cả chữ Hán và chữ Nôm. Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của mảng thơ viết về thiên nhiên của ông.

- Giới thiệu khái quát về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: Là hình tượng trung tâm của bài, đó là một bức tranh sinh động, tràn trề sức sống.

2. Thân bài

* Tâm thế ngắm cảnh của thi nhân

- Nhịp thơ 1-2-3, ngắt nhịp tự do, cách kể tự nhiên, thoải mái như lời nói hằng ngày.

- "Rồi": rảnh rỗi, nhàn nhã

- "Hóng mát thuở ngày trường": Hoạt động thư thái, nhàn tản, tao nhã trong ngày dài

→ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi, thư thái. Với tâm thế ấy, bức tranh thiên nhiên hiện lên hòa hợp với tâm hồn của con người

* Bức tranh cảnh vật.

- Những sự vật quen thuộc của mùa hè: hòe, thạch lựu, hoa sen

→ Cảnh vật gần gũi, bình dị, thân thuộc của mùa hè làng quê

- Cách miêu tả cảnh vật:

+ Màu sắc: lục, đỏ, hồng - Gam màu nóng, nổi bật, rực rỡ

+ Hình khối: Phun - Sự sinh sôi đẩy mạnh ra bên ngoài; Đùn đùn - Sức sống cuộn trào, ngồn ngộn; Tiễn - sự lưu luyến trước sự đổi thay của cảnh vật

+ Mùi hương: Hương thơm của hoa sen cuối mùa hạ, mùi hương đậm đà.

→ Bức tranh mùa hè cuối hạ nhưng không gợi cảm giác héo úa, tàn tạ.

→ Đó là bức tranh cảnh vật mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống, thấy được sự cựa quậy sinh sôi trong lòng cảnh vật, sức sống căng tràn cuộn trào từ bên trong.

- So sánh với bức tranh mùa hè quen thuộc của đại thi hào Nguyễn Du:

"Dưới trăng quyên đã gọi hè/Đầu tường lửa lựu lập lòe đương bông"

→ Cùng miêu tả vẻ đẹp mùa hè rực rỡ với nhưng Nguyễn Trãi phát hiện ra vẻ đẹp sức sống bên trong cảnh vật.

→ Phải là người yêu thiên nhiên, Nguyễn Trãi mới có được những phát hiện tinh tế như thế

* Bức tranh cuộc sống

- Các hình ảnh: ngư phủ, cầm ve, lầu tịch dương

→ Là hình ảnh quen thuộc, mộc mạc bình dị của làng quê.

- Âm thanh cuộc sống:

+ Lao xao chợ cá: Âm thanh của phiên chợ cá náo nhiệt, sôi động, không khí náo nức, vui tươi của cuộc sống người dân làng chài

+ Dắng dỏi cầm ve: Âm thanh quen thuộc của mùa hè, âm thanh náo nhiệt, sôi động, rạo rực.

- Cách sử dụng từ ngữ, cú pháp

Các từ láy tượng thanh "lao xao", "dắng dỏi": Mô tả chính xác, độc đáo âm thanh

Phép đảo cấu trúc câu: Đặt vị ngữ lên trước, để những từ ngữ tượng thanh lên đầu câu nhằm nhấn mạnh âm thanh.

→ Bức tranh cuộc sống làng quê tấp nập, sôi động, giàu sức sống.

→ Nguyễn Trãi yêu cuộc sống và quan tâm tới những người dân quê nên mới có thể phát hiện được những âm thanh, hình ảnh ấy

* Tổng kết:

- Nội dung:

Bức tranh thiên nhiên mùa hè với cảnh vật phong phú, đa dạng, màu sắc, rộn rã âm thanh, căng tràn sức sống, bức tranh cuộc sống sung túc, nhộn nhịp

Tâm hồn yêu thiên nhiên, tinh tế, nhạy cảm, tha thiết với cuộc sống của tác giả

- Nghệ thuật:

+ Kết hợp giữa từ Hán Việt và thuần Việt là cho bức tranh thiên nhiên vừa giản dị, gần gũi, vừa trang trọng, cổ kính.

+ Sử dụng các từ láy, từ tượng thanh, phép đảo cấu trúc câu

+ Giọng điệu trữ tình sâu lắng, bút pháp tả sinh động.

III. Kết bài

- Khái quát lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè

- Thể hiện suy nghĩ của bản thân: Đây là một bức tranh đẹp, tinh tế, qua bức tranh đã thể hiện tâm hồn tác giả. Xuân Diệu từng phát biểu "Lòng yêu thiên nhiên tạo vật là một kích thước để đo một tâm hồn.

Toàn bộ dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới (cảnh ngày hè) của Nguyễn Trãi đã được Taimienphi.vn biên soạn, tổng hợp. Qua những gợi ý này, hy vọng sẽ giúp các em nắm được nội dung chính của bài, xây dựng bố cục, chia luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch để hoàn thiện bài làm văn của mình.

Tiếp theo, các em có thể tham khảo bài văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới để nắm được cách triển khai, làm bài văn phân tích cảnh ngày hè và có nhiều ý tưởng làm bài Ngữ văn 10 đạt điểm cao.

Không chỉ là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là một thi nhân tài hoa với ngòi bút sắc bén cùng phong cách thơ thoải mái, gần gũi. Sự nhàn nhã trong văn thơ của ông được thể hiện rõ nhất qua bài thơ Bảo kính cảnh giới. Các em có thể tham khảo dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bài và nắm được các ý chính lên ý tưởng triển khai bài viết đạt điểm cao.
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới, bài 43
Đoạn văn phân tích một yếu tố "phá cách" trong Bảo kính cảnh giới, bài 43
Phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi
Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn
Suy nghĩ về bài thơ Bảo kính cảnh giới 43 của Nguyễn Trãi
Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè

ĐỌC NHIỀU