Dàn ý phân tích bốn giấc mơ của cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm
1. Mở bài
- Câu chuyện Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-đéc-xen với nội dung chính là 4 giấc mơ của cô bé bán diêm tội nghiệp đã thể hiện niềm khao khát về những nhu cầu cấp thiết nhất của con người là tồn tại, an toàn và xã hội.
- Mỗi giấc mơ là đại diện cho một khao khát, ước mơ của trẻ em trong cuộc sống.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh:
- Cô bé bán diêm, nghèo khổ, đói rách, phải đi bán diêm trong đêm giao thừa.
- Từng có khoảng thời gian sống hạnh phúc khi người bà còn sống.
* Giấc mơ đầu tiên:
- Nhìn thấy lò sưởi
=> Là nhu cầu được tồn tại, được an toàn trước cái rét buốt cắt da cắt thịt. Cô bé khao khát được sưởi ấm, được ngồi trong một căn phòng có lò sưởi, để xua đi cái lạnh giá khổ cực giữa đêm đồng cùng với cái cô đơn cùng cực đến thương tâm của một đứa trẻ tội nghiệp.
* Giấc mơ thứ hai:
- Mơ thấy căn phòng với bàn ăn, ngỗng quay
=> Khát khao được bù đắp về thể xác trước cái đói và cái lạnh đang hành hạ cô bé tội nghiệp. Đó là những nhu cầu cấp thiết đối với một con người, đặc biệt là với trẻ con vốn đang ở tuổi ăn tuổi lớn.
* Giấc mơ thứ ba:
- Mơ thấy cây thông nô-en:
=> Thể hiện khao khát được đoàn viên, được hạnh phúc bên gia đình trong khoảnh khắc giao thừa.
* Giấc mơ thứ tư:
- Nhìn thấy người bà yêu quý của mình.
- Người bà chính là tổng hòa những khát khao, những mong muốn mà cô bé hằng mơ ước.
- Hình ảnh người bà xuất hiện cũng là đại diện cho sự thiếu thốn tình cảm trong cô bé => Khao khát có được tình yêu thương, hơi ấm tình thân hơn tất cả những giá trị vật chất bình thường khác.
- Báo hiệu cho sự kết thúc những đau khổ trong cuộc đời của cô bé, bởi chỉ có ở bên bà em mới thấy mình được hạnh phúc, dù rằng kết thúc câu chuyện là cái chết của cô bé bán diêm trước thềm năm mới.
3. Kết bài
- Bốn giấc mơ của cô bé bán diêm cho ta thấy được những nhu cầu, mong ước của từng đứa trẻ, từng con người trong cuộc sống, đó là những mong muốn cấp thiết nhất.
- Hướng con người đến sự đồng cảm sẻ chia với những số phận bất hạnh trong xã hội.
Theo nhà tâm lý học người Hoa Kỳ Abraham Maslow, con người luôn có những cấp độ khác nhau về nhu cầu, bao gồm nhu cầu tồn tại hay sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. Câu chuyện Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-đéc-xen với nội dung chính là bốn giấc mơ của cô bé bán diêm tội nghiệp đã thể hiện niềm khao khát về những nhu cầu cấp thiết nhất của con người là tồn tại, an toàn và xã hội. Thế nhưng hiện thực cuộc sống khắc nghiệt, đã đẩy cô bé đến bước đường cùng là cái chết thương tâm bên cạnh bao diêm cháy dở, khiến những giấc mơ ấy mãi chỉ là ảo mộng. Từ đó chúng ta rút ra được những bài học sâu sắc về sự thấu hiểu thông cảm sâu sắc với những số phận bất hạnh trong xã hội, đặc biệt là trẻ em, lứa tuổi vốn dĩ phải được hưởng hạnh phúc, sự giáo dục và những gì tốt đẹp nhất chứ không phải là lăn lộn mưu sinh kiếm sống vất vả.
Câu chuyện trên kể về một cô bé bán diêm nghèo khổ, lầm lũi trong đêm giao thừa với hy vọng mỏng manh có thể bán được thêm vài bao diêm, vì cả ngày em chưa bán được bao nào. Nhưng vì quá mệt mỏi và lạnh giá mà em ngồi vào một góc tường, rồi hồi tưởng về quá khứ, thật tội nghiệp và đau đớn khi cô bé vốn dĩ cũng có một cuộc sống sung túc, khá giả thế nhưng sự ra đi của người bà mà em hằng yêu quý dường như đã mang đi tất cả những niềm hạnh phúc ấy của em...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích bốn giấc mơ của cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm tại đây.
-------------------HẾT--------------------
Bên cạnh Dàn ý Phân tích bốn giấc mơ của cô bé bán diêm trong truyệ ngắn Cô bé bán diêm, chúng tôi hướng dẫn xây dựng dàn ý các bài văn khác trong tài liệu Bài văn hay lớp 8 như: Dàn ý là người chứng kiến cảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa, em hãy kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm; Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen; Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen; Dàn ý thông điệp và tấm lòng nhân ái của nhà văn trong truyện Cô bé bán diêm;...