Dàn ý phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
 

I. Dàn ý phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: Bài thơ " Đi đường" của Hồ Chí Minh tiêu biểu cho tâm hồn lớn của Người.

2. Thân bài

+ Cuộc hành trình trên đường không phải là dễ dàng, đơn giản mà chứa đựng những gian lao, khó nhọc
+ Những dãy núi cứ liên tiếp chạy dài như thách thức từng bước chân, thách thức ý chí, nghị lực người tù cách mạng
+ Vượt qua được dãy núi cao nhất cũng là lúc tới đỉnh
+ Lúc này đây, núi non hùng vĩ, đất trời bao la, non sông rộng lớn như thu vào tầm mắt.
+ Những tầng nghĩa khác của bài thơ:
Khúc ngân về lẽ sống cuộc đời
Khó khăn trên con đường cách mạng hướng đến độc lập tự do cho đất nước.

3. Kết bài

Đọc bài thơ ta thấy thêm kính yêu và trân trọng Bác hơn. Những vần thơ viết ra thấm đẫm những cảm xúc, chứa chan ý chí và niềm lạc quan.
 

II. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

"Nhật kí trong tù" là một tập thơ độc đáo và đặc sắc của Hồ Chí Minh. Đọc những bài thơ được Bác viết ra trong những tháng ngày gian khổ chốn tù đày nơi biên ải xa xôi ấy, ta mới thêm cảm phục một con người với tâm hồn lớn. Ở Bác Hồ, không chỉ là tình yêu thiên nhiên sâu sắc, lòng yêu nước thương dân vô bờ bến mà còn là một vĩ nhân với ý chí và nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan giữa bao gian khó, hiểm nguy. Bài thơ " Đi đường" của Người tiêu biểu cho tâm hồn lớn ấy.

" Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"

Mở đầu bài thơ, như một kinh nghiệm đúc rút qua bao hành trình gian khổ, tù nhà lao này qua nhà lao khác bằng đôi chân chính mình, Bác thấm thía được rằng: Cuộc hành trình ấy không phải là dễ dàng, đơn giản mà chứa đựng những gian lao, khó nhọc. Đường dài từ núi này qua núi nọ, núi rừng liên tiếp dốc cao, khiến người tù nhân không khỏi không có những phút mệt mỏi...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh tại đây.

-------------------HẾT-------------------

Trong tuần học thứ 21, chương trình SGK Ngữ văn lớp 8, các em đã được học bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh. Để củng cố vốn kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài phân tích, cảm nhận về bài thơ này, bên cạnh bài Dàn ý phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn nổi bật khác như: Cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh, Soạn bài Đi đường ngắn gọn, Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh, Giáo án bài Đi đường;...

 

Bằng những kiến thức và kĩ năng đã được trau dồi của bản thân, các em hãy lập dàn ý phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh nhằm giúp người đọc hình dung một cách khái quát nhất về giá trị nội dung tư tưởng quan trọng của bài thơ này.
Lập dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 1
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 2
Phân tích bài thơ Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
Dàn ý phân tích bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh

ĐỌC NHIỀU