Dàn ý nghị luận về Văn học và Tình thương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý nghị luận về Văn học và Tình thương
 

I. Dàn ý Nghị luận về Văn học và Tình thương (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Văn học và tình thương

2. Thân bài

· Giải thích khái niệm:
· Văn học: Là một bộ môn nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh bằng nhiều phương thức khác nhau để thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm của người viết
· Tình thương: Là một trong những khía cạnh tình cảm của con người, biểu hiện của sự giao cảm giữa con người với con người và con người với thế giới xung quanh
· Mối quan hệ giữa văn học và tình thương
· Văn học hướng đến cái đích tình thương: Một tác phẩm văn học chân chính là phải hướng đến con người, phục vụ đời sống tình cảm của con người
· Tình thương chính là nguồn cảm hứng cho văn học: Mọi khía cạnh của tình thương đều được văn học khai thác triệt để để có thể gắn kết con người, đưa con người gần lại với nhau và thấu hiểu nhau hơn.

3. Kết bài

Tổng kết vấn đề: Có thể khẳng định mối quan hệ giữa văn học và tình thương là một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ không thể tách rời, trên cơ sở tình thương văn học ngày càng phát triển đa dạng cả về chiều rộng và chiều sâu, tình thương của con người nhờ có văn học mà ngày càng sâu sắc và vươn tới những giá trị cao cả.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về Văn học và Tình thương (Chuẩn)

Văn chương là một sản phẩm tinh thần mang tính sáng tạo cao, phản ánh những tâm tư tình cảm, quan điểm, tư tưởng của một con người về thế giới và xã hội xung quanh, đồng thời nhân đó bộc lộ cả tam quan, tâm hồn của một con người. Từ ngàn đời nay văn chương đã xuất hiện như là một phần thiết yếu của lịch sử loài người, phản ánh nền văn minh của nhân loại, nhưng cho dù là văn học của bất kỳ nền văn hóa, chế độ, thể loại, hay thời kỳ lịch sử nào văn học vẫn luôn mang trong mình một đặc điểm chung nhất ấy là gắn liền với tình thương của cá nhân theo những mức độ khác nhau.

Văn học ở đây chỉ một phạm trù rộng lớn bao gồm các tác phẩm văn chương ở nhiều thể loại ứng với từng thời kỳ và sự phát triển của nhân loại như thơ, từ, ca, phú, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, văn chính luận, biền ngẫu, sử thi, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, thành ngữ,… do một cá nhân hay tập thể sáng tạo ra với mục đích chính là để bộc lộ các khía cạnh của tâm hồn cá nhân, mang những ý nghĩa nhân văn, đạo đức, giáo dục con người, phục vụ cho hoạt động chính trị, quân sự, hoặc đơn thuần là thú vui tao nhã của bậc cao nhân mặc khách...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ  Nghị luận về Văn học và Tình thương tại đây.

Nếu em chưa biết cách lập dàn ý nghị luận về Văn học và Tình thương, vậy em có thể tham khảo bài viết mẫu của chúng tôi để học hỏi thêm cách chọn lọc, triển khai và sắp xếp các ý chính sao cho khoa học, đầy đủ và theo trình tự nhất định.
Dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc con người
Nghị luận xã hội 200 chữ về tình yêu thương
Dàn ý nghị luận xã hội về mái ấm tình thương
Dàn ý bàn về hành trang của thanh niên trong thời đại mới
Dàn ý nghị luận về tình yêu quê hương
Nghị luận về lòng tự trọng

ĐỌC NHIỀU