Dàn ý hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo

Dàn ý hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo

1. Mở bài
- Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam.
- Chí Phèo là kiệt tác mà ở đó người ta thấy được bi kịch của những lớp người nông dân thấp cổ bé họng, có số phận bi thảm khi bị tha hóa về cả nhân hình lẫn nhân tính, cùng với đó là bức tranh nông thôn Việt Nam nghèo đói, bần cùng, xơ xác vào những năm 1940-1945. Trong truyện ngắn Chí Phèo chính là hình ảnh về làng Vũ Đại, nơi Chí Phèo được sinh ra cũng là nơi đã kết thúc cuộc đời hắn trong đau đớn, tuyệt vọng.

2. Thân bài
* Tổng quan:
- Làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của một cái xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát, hủ bại.
- Không chỉ một mình Chí Phèo bị tha hóa, ở cái làng ấy cũng có nhiều người bị tha hóa, mỗi một con người đều có cho mình những bi kịch riêng.
* Hình ảnh làng Vũ Đại với tầng lớp thống trị tàn ác, khôn khéo, lọc lõi, tha hóa về nhân cách:
- Bá Kiến: Có chức quyền, nhưng bất lực, sợ vợ, hay ghen, rất mực khôn ngoan trong chốn quan trường.
- Lý Cường: Hống hách, tàn ác, nhưng manh động, ưa bạo lực.
- Các bà vợ của Bá Kiến: Lắm chuyện, bà ba thì bản chất dâm đãng, lăng loàn.
* Hình ảnh làng Vũ Đại với những người nông dân cùng khổ, chất chồng bi kịch:
- Chí Phèo: Vốn hiền lành lương thiện, nhưng bị bắt đi tù oan vì bá Kiến ghen tuông, sau trở thành lưu manh, tha hóa về nhân cách, bi kịch bị chặt đứt con đường quay trở về làm người lương thiện vì những định kiến tàn khốc trong xã hội.
- Năm Thọ một kẻ cướp giật, đi tù rồi vượt ngục về liều chết uy hiếp lí Kiến cho tiền, sau bỏ đi biệt xứ.
- Binh Chức hiền lành lương thiện, nhưng cũng bị xã hội ấy chèn ép đến bực phải bỏ đi lính, rồi vợ ở nhà phạm tính đa dâm, lang chạ với người khác. Binh Chức trở thành một kẻ liều chết như Chí Phèo, ngang nhiên đòi tiền lý Kiến mà không phải tội, lại được sống yên ổn trên chính quê hương với vợ con và làm chân tay cho lý Kiến đến hết đời.
- Ông thầy cúng kiêm nghề thiến lợn - Tự Lãng, vợ chết, con gái chửa hoang rồi bỏ đi, chỉ còn lại một mình lão cũng trở nên nát rượu như Chí Phèo.
- Một Thị Nở đã nghèo lại còn xấu đau xấu đớn, thêm cái tính dở hơi, hơn 30 tuổi vẫn ế chỏng ế chơ, cùng sống với thị là bà cô già cũng ế chồng, hai cô cháu sống tạm bợ trong cái nhà tre tạm bợ, gần với nhà Chí Phèo.
* Những cái khốn nạn, lạc hậu xen lẫn cái nghèo nàn của ngôi làng đã dồn ép con người ta vào đường cùng:
- Tuy nghèo khó, nhưng con người người đây vẫn không thôi được cái bản tính ích kỷ, nhiều chuyện, thích xuyên tạc vấn đề (chuyện của Chí Phèo với bà ba).
- Người ta cố chấp với định kiến xã hội ăn sâu vào tiềm thức, chứ nhất quyết không chịu mở một con đường bao dung cho Chí Phèo quay trở về làm người lương thiện.
- Xã hội mà đạo đức, tính người xuống cấp, tha hóa, đàn bà thì lăng loàn, đa dâm, chửa hoang, bố mẹ thì vứt bỏ con cái, đàn ông kẻ thì nát rượu, lưu manh đâm thuê chém mướn,...

3. Kết bài
- Trong truyện ngắn Chí Phèo hình ảnh làng Vũ Đại đã hiện thật rõ ràng qua hình ảnh, đặc biệt là qua những nỗi khổ, những bi kịch của từng con người đã và đang sinh sống ở dưới cái làng ấy.
- Đó một cái xã hội phong kiến hủ bại, thối nát, một ngôi làng nghèo nàn, lạc hậu, nặng nề những định kiến, hỗn loạn về đạo đức và nhân phẩm, là bức tranh hiện thực tàn khốc của nông thôn Việt Nam những năm trước cách mạng, của chính cái chế độ thực dân nửa phong kiến độc ác, tha hóa về mọi mặt.

>> Xem bài mẫu: Hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo

--------------------HẾT-------------------

Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn các em học sinh cách xây dựng dàn ý Hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo ở bài viết trên đây, em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 khác để hiểu hơn về tác phẩm này: Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo; Cảm nhận về ý nghĩa của những câu nói trong Chí Phèo và Vợ nhặt; Phân tích quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo; Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến trong truyện Chí Phèo; Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo;... 

Thông qua dàn ý phân tích hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, ta sẽ hiểu hơn phần nào về hình ảnh làng quê Bắc Bộ đại diện cho xã hội thực dân phong kiến thu nhỏ với những cái ác, cái xấu ngự trị, bóp nghẹt quyền sống của con người.
Hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo
Chí Phèo bị tước đoạt nhân tính như thế nào?
Trình bày cảm nhận về âm thanh sự sống trong truyện ngắn Chí Phèo
Làng Vũ Đại là hình ảnh cái xã hội thực dân phong kiến thối nát, cái ác ngự trị.
Phân tích nhân vật Thị Nở
Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến trong truyện Chí Phèo

ĐỌC NHIỀU