Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Đề bài: Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

1. Mở bài:

- Theo đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngôn ngữ cũng đòi hỏi có sự thay đổi nhất định để hội nhập với thế giới.

- Tuy nhiên “hòa nhập chứ không hòa tan”, chúng ta vẫn cần phải giữ gìn bản sắc, sự trong sáng của tiếng Việt, đừng biến thể hoặc xa rời văn hóa ngôn ngữ của dân tộc, làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt ta.

2. Thân bài:

a. Sự trong sáng của tiếng Việt:

- Thể hiện bằng tính chuẩn mực về phát âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ, phải tuân theo quy tắc chung của tiếng Việt.

- Không lai căng, pha tạp quá nhiều ngôn ngữ nước ngoài, nhưng vẫn dung hợp những yếu tố tích cực với Tiếng Việt.

- Sự sáng tạo cái mới phải tuân theo quy tắc chung, đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt còn góp phần phát triển, làm tiếng Việt ngày càng phong phú đa dạng hơn.

- Tính lịch sự, văn hóa trong lời ăn tiếng nói.

+ Cách xưng hô lịch sự phù hợp với tuổi tác, vai vế, thể hiện được tâm tư tình cảm, thái độ của người nói. Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

+ Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.

+ Biết điều tiết cảm xúc, thanh âm, giọng điệu khi nói.

+ Nói năng từ tốn, khiêm nhường, lễ độ, tôn trọng người đối diện.

+ Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, đâu đó chúng ta vẫn thấy những lời nói thô thiển, chưa phù hợp với văn hóa ứng xử. Chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng trong văn hóa giao tiếp, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

b. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

- Cần ý thức được sự quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và tôn trọng nó.

- Tập thói quen cân nhắc trước khi mở lời, phát biểu. Cổ nhân có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” chưa có sai bao giờ.

- Hai kỹ năng nói và viết cần phải được rèn luyện thường xuyên, tránh nói sai, viết sai làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, hiệu quả giao tiếp không cao.

- Nói năng lịch sự, không phát ra các từ ngữ thô thiển, bất lịch sự, không lai tạp tiếng Việt, không biến tấu sai thời điểm.

3. Kết bài:

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính toàn dân, cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc.

- Đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay có tinh thần tiếp thu, nhận thức cái mới nhanh, lại càng cần có những hành động thiết thực, thay đổi, điều chỉnh, tuyên truyền để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, giữ gìn bản sắc vốn có của dân tộc.


Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh lập dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để các em hiểu hơn về cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ đồng thời qua đó có ý thức sử dụng ngôn ngữ của ta cho đúng chuẩn mực.
Nghị luận xã hội Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
Trình bày quan điểm về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài
Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đặng Thai Mai
Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ

ĐỌC NHIỀU