Dàn ý cảm nhận về sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về Đất nước qua đoạn thơ: "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi...Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất nước có từ ngày đó"
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
- Giới thiệu khái quát về trích đoạn Đất Nước và nội dung chín câu thơ đầu tiên.
2. Thân bài
a. Những lý giải về cội nguồn của Đất Nước mang tính triết luận, suy tư đã được thể hiện qua cảm xúc tha thiết, trữ tình.
- Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi.
- Hình tượng Đất Nước được gợi ra từ những gì thân thuộc nhất gắn với không gian tuổi thơ của mỗi một con người: "cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể".
- Sự chiêm nghiệm mang tính triết lí còn được gợi ra từ truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc: "khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc".
- Đất Nước còn được tái hiện qua không gian văn hóa quen thuộc cùng những thói quen, phong tục tập quán
→ Suy tư sâu sắc về Đất Nước quyện hòa cùng niềm tự hào về không gian truyền thống văn hóa và bề dày, chiều dài lịch sử.
b. Đánh giá nghệ thuật thể hiện sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng
- Sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật,
- Sự sáng tạo trong việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian
- Nhịp thơ linh hoạt qua thể thơ tự do.
- Giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha.
3. Kết bài
Đánh giá về chất trữ tình - chính luận trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về Đất nước qua đoạn thơ: "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi