Một bức thư giới thiệu ấn tượng có thể là chìa khóa mở ra cánh cửa việc làm mơ ước. Trong bài viết này, Taimienphi sẽ cùng bạn khám phá những bí quyết để viết thư giới thiệu xin việc thật lôi cuốn.
Giống như bao lá thư khác, thư giới thiệu nên có mở, thân và kết rõ ràng. Trong phần mở đầu, hãy đưa ra lý do tại sao công ty bạn lại tuyển dụng nhân viên này. Họ là người có kỹ năng, kinh nghiệm hoặc bất cứ điều gì mà công ty bạn ấn tượng. Sau đó, tiếp tục nói về việc họ đã phát triển các kỹ năng của mình trong quá trình làm việc như thế nào. Trong quá trình viết, bạn nhớ thêm các ví dụ minh hoạ cho những gì mình đề cập trong bài viết và sắp xếp theo trình tự thời gian.
Theo cách viết thư giới thiệu ở trên, bạn sẽ mô tả chính xác về cựu nhân viên của mình. Ngoài ra, nếu biết bố cục một cách khoa học, bạn cũng sẽ cho nhà tuyển dụng nào đọc được lá thư giới thiệu này thấy được công ty mình làm việc chuyên nghiệp.
Đây cũng là một quy tắc quan trọng khi viết thư giới thiệu vì sẽ chẳng ai muốn đọc một lá thư mà giống như bài luận dài 2 đến 3 trang. Hãy cố gắng viết một cách ngắn gọn, súc tích nhất có thể.
Theo kinh nghiệm của những người sử dụng phần mềm tìm kiếm việc làm Joboko (https://vn.joboko.com) bạn chỉ nên nêu ra một số thành tích và cống hiến quan trọng của nhân viên đó với công ty bạn. Bạn không cần phải đi sâu vào chi tiết mà chỉ cần nói ngắn gọn và nêu bật tất cả những điểm chính bạn muốn nói.
Nhà tuyển dụng đọc được lá thư của bạn cũng sẽ không muốn đọc câu chuyện về đời tư của nhân viên nên độ dài cho thư giới thiệu của bạn chỉ nên dừng lại ở 1 trang.
Nói về kỹ năng của nhân viên thì rất tốt nhưng bạn nhất thiết phải xem xét kỹ năng ấy có phù hợp với công ty mà họ sẽ làm việc trong tương lai. Giả dụ, bạn nói họ có kỹ năng bán hàng tốt nhưng sắp tới họ lại làm nhà phát triển phần mềm thì đương nhiên sẽ là không phù hợp. Do vậy, trước khi viết, hãy nghiên cứu kỹ về công ty cũng như vị trí công việc mà nhân viên của bạn sẽ làm việc trong thời gian tới để điều chỉnh thư giới thiệu cho phù hợp. Tốt hơn hết, bạn nên thảo luận với nhân viên ấy về các vấn đề này để lựa chọn ra những kỹ năng, kinh nghiệm nào cần thiết để đưa vào viết thư giới thiệu bản thân.
Ví dụ, nếu bạn biết rằng các kỹ năng giao tiếp tốt là điều cần thiết trong công việc sắp tới của nhân viên thì hãy đưa ra ví dụ về thời điểm mà anh ấy hoặc cô ấy thể hiện kỹ năng này tốt ở công ty bạn.
Về cơ bản, mục đích của một thư giới thiệu là cung cấp cho các công ty một tư liệu tham khảo về một nhân viên để trợ giúp cho họ trong quá trình tuyển dụng và giúp họ quyết định có nên tuyển dụng nhân viên đó hay không. Vì thế, trong thư giới thiệu, bạn chỉ nên nói những điểm tốt về nhân viên ấy dẫu cho đôi lúc bạn cảm thấy không hài lòng vì họ rời bỏ công ty của bạn.
Với những thông tin trong bài viết trên, Taimienphi.vn hy vọng bạn đọc sẽ nắm được cách viết thư giới thiệu. Nếu bạn đọc có ý kiến hay góp ý gì cho chúng tôi, vui lòng để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận của bài viết nhé!