Cách viết giấy giới thiệu

Cách viết giấy giới thiệu cũng gần giống với  cách viết giấy ủy quyền để sử dụng trong một số các trường hợp sau: Giấy giới thiệu của trường cho bạn đi thực tập, giấy giới thiệu của công ty cho bạn đi công tác, làm việc với đối tác... Vậy cách viết giấy giấy giới thiệu như thế nào, hình thức ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu một giấy giới thiệu đầy đủ ngay sau đây:

Trong bài viết trước, Taimienphi.vn đã hướng dẫn các bạn cách viết cv xin việc để tạo cho mình các cv xin việc đẹp trong mắt các nhà tuyển dụng. Còn trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết giấy giới thiệu chuẩn cho cơ quan hoặc cho các tổ chức cá nhân

Cách viết giấy giới thiệu

Các bạn có thể tải mẫu giấy giới thiệu tại đây: tải Giấy giới thiệu

TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:       /GGT- … (3)….

…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

GIẤY GIỚI THIỆU

--------------

..................................................... (2) ........................... trân trọng giới thiệu:   

Ông (bà) ............................................................. (5) ...............................................................

Chức vụ:..................................................................................................................................

Được cử đến:..................................................... (6) ...............................................................

Về việc:....................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan tạo điều kiện để ông (bà) có tên ở trên hoàn thành nhiệm vụ.

Giấy này có giá trị đến hết ngày............................ ./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên

Với:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có) của người được giới thiệu, đây cũng chính là đơn vị ban hành văn bản này

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (cấp giấy giới thiệu) hoặc người giới thiệu

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

(4) Địa danh

(5) Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được giới thiệu.

(6) Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu.

Với các hướng dẫn cụ thể như trên, bạn hoàn toàn có thể viết tự tay mình viết được những tờ giấy giới thiệu theo đúng chuẩn cho cơ quan hoặc cho các tổ chức cá nhân khác. Ngoài Giấy giới thiệu, các bạn có thể tham khảo CV xin việc, Đơn xin nghỉ việc ... có thể sẽ có ích khi sử dụng sau này cho bạn hoặc cho người thân, đồng nghiệp, nhất là các CV xin việc khi mà các bạn sinh viên mới ra trường còn rất nhiều bỡ ngỡ và chưa có kinh nghiệm trong các lần gửi CV xin việc


Viết giấy giới thiệu là một dạng văn bản được bảo đảm giữa hai bên. Tuy nhiên để viết đúng chuẩn mẫu thì không phải ai cũng có thể thực hiện được, bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách viết giấy giới thiệu theo đúng chuẩn, các bạn cùng tham khảo.
Cách viết giấy giới thiệu bản thân ấn tượng
Những mẫu giấy yêu cầu, đề nghị phổ biến
5 mẫu đơn xin đề nghị cấp giấy phép phổ biến
Mẫu giấy vay tiền, giấy mượn tiền đơn giản, chuẩn pháp lý
6 mẫu đơn xin, đề nghị, đổi giấy phép quan trọng
Cách xoay khổ giấy trong Word, quay ngang, dọc trang Word

ĐỌC NHIỀU