Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn

Đề bài: Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn

Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn


1. Xác định yêu cầu đề bài

Xác định yêu cầu đề bài là bước không thể bỏ qua khi làm bất cứ dạng bài tập làm văn nào.


2. Đọc và nắm vững nội dung của tác phẩm

- Đọc lại tác phẩm (Thơ, văn) để nắm được nội dung của tác phẩm cũng như hình thành những cảm nhận, ấn tượng về đối tượng mình cần cảm nhận theo yêu cầu của đề bài.
- Ghi chú trong quá trình đọc, viết ra những cảm nhận hoặc những trích dẫn mà em cho là quan trọng mà mình dự định sẽ sử dụng trong bài cảm nhận của mình.
- Đặt câu hỏi trong quá trình đọc. Khi đọc tác phẩm, thay vì chỉ tìm hiểu nội dung tác phẩm các em cũng cần tự đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu, phân tích bởi đây chính là điểm cộng trong bài cảm nhận của các em. Một bài văn cảm nhận sâu sắc về nội dung, mới mẻ trong cách tiếp cận, tìm hiểu vấn đề bao giờ cũng tạo ấn tượng với người đọc, người chấm.
- Một số gợi ý khi đọc tác phẩm:
+ Nội dung của tác phẩm này là gì?
+ Tác giả đề cập đến vấn đề trong đoạn này?
+ Nét đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?
+ Tài năng của nhà văn/nhà thơ được thể hiện như thế nào qua cách sử dụng ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật hay khi xây dựng tình huống.
...


3. Xây dựng dàn ý

Xây dựng dàn ý là việc ghi lại những ý tưởng cho bài cảm nhận một cách khái quát qua cấu trúc: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

a) Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

- Nêu khái quát cảm nhận của em về tác phẩm. 

b) Thân bài: 

- Nêu những điểm đặc sắc về nội dung tác phẩm:

+ Đối với tác phẩm truyện: cốt truyện, nhân vật, tình huống, chi tiết,...

+ Đối với tác phẩm thơ: thể thơ, hình ảnh thơ, những sáng tạo độc đáo, mới mẻ,...

- Nêu những điểm đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: Ngôn ngữ, cách miêu tả, biện pháp tu từ, liên tưởng…

- Ca ngợi, khẳng định vị trí của tác giả.

- Mở rộng, liên hệ so sánh với tác phẩm khác. 

c) Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về tác phẩm. 

4. Bắt tay vào quá trình viết bài

- Từ ý tưởng đã có cùng với dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai, phát triển nội dung thành một bài cảm nhận hoàn chỉnh. Chú ý trong quá trình viết bài, cùng với những phân tích những nội dung nổi bật của tác phẩm, các em cần đưa vào những đánh giá, cảm nhận của bản thân để bài cảm nhận trở nên sâu sắc, gợi cảm xúc nơi người đọc, người nghe.
- Cần đưa vào những trích dẫn trong văn bản thơ, văn để người đọc nhận diện được đối tượng cảm nhận, tăng tính trực quan cho bài viết, tránh tình trạng mơ hồ trong việc xác định đối tượng cảm nhận.
- Bên cạnh những trích dẫn của tác phẩm cần cảm nhận, các em có thể đưa thêm vào bài viết những dẫn chứng từ các tác phẩm khác để bài viết thêm phong phú, giàu sức thuyết phục.
- Soát lỗi chính tả trước khi nộp bài để bài cảm nhận được hoàn thiện cả về nội dung và hình thức.

Cùng với Cách viết bài văn cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn, Cách viết bài văn nghị luận xã hội, Cách làm bài văn thuyết minh hay, Cách viết một đoạn văn hay, Cách viết một bài văn miêu tả hay là những bài phương pháp quan trọng mà các em không nên bỏ qua khi rèn luyện kĩ năng viết bài tập làm văn của mình.

Làm thế nào để viết một bài cảm nhận hay về một tác phẩm văn học? Để tích lũy thêm những phương pháp viết bài hữu ích, các em có thể kết hợp việc luyện tập làm đề với việc tham khảo Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.
Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc
Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn
Dàn ý cảm nhận bài thơ Mây và sóng của Ta-go
Cảm nhận về bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu - Văn mẫu lớp 11

ĐỌC NHIỀU