Cách mua ổ cứng ngoài, ổ hdd gắn ngoài

Hiển nhiên việc sử dụng ổ cứng gắn ngoài để lưu trữ dữ liệu, tuy nhiên với mật độ mẫu mã trên thị trường hiện nay, người dùng sẽ cảm thấy chóng mặt và băn khoăn không biết sử dụng loại nào, hãng nào, dung lượng bao nhiêu để sử dụng.

Tương tự như việc kiểm tra khi đi mua laptop, việc có được kinh nghiệm mua ổ cứng phải trải qua quá trình tìm hiểu, nhận định nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên khác với việc kiểm tra laptop mới mua, việc mua ổ cứng còn phụ thuộc vào khá nhiều các yếu tố mà laptop không có. Chính vì vậy mà hôm nay Taimienphi sẽ chia sẻ cũng như hướng dẫn các bạn cách mua ổ cứng ngoài, ổ hdd gắn ngoài qua bài viết sau đây.

Cách mua ổ cứng ngoài, ổ hdd gắn ngoài

1. Phân loại ổ cứng di động.

Việc phân loại ổ cứng di động sẽ giúp bạn có cách nhìn đúng hơn về các loại ổ cứng di động trên thị trường hiện nay và biết nên chọn loại ổ cứng nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

Hiện nay ổ cứng gắn ngoài được chia làm hai loại chính bao gồm loại kích cỡ 3,5" đòi hỏi phải có dây cắm nguồn riêng cùng với dây USB để truyền tải dữ liệu và loại thứ hai là loại nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều, có kích thước 2,5" hoặc 1,8" sử dụng chung một dây cáp USB để vừa truyền tải dữ liệu vừa cấp nguồn cho ổ cứng. Tuy nhiên loại có kích thước 2,5 inch thường không có dung lượng lớn như loại thứ nhất.

2. Lựa chọn hãng sản xuất

Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng ổ cứng khác nhau như Toshiba, Western Digital, Transcend, Apacer, Adata, Seagate… Trong số đó phải kể đến hãng Western Digital và Seagate được người dùng Việt đánh giá cao về chất lượng và độ bền của sản phẩm.

Về bảo hành, đa số các hãng ổ cứng ngoài đều bảo hành sản phẩm của mình với thời gian 36 tháng. Tuy nhiên ổ cứng Segate lại có thời gian bảo hành lâu nhất lên tới 60 tháng và đương nhiên giá của nó cũng cao hơn so với các hãng khác.

3. Dung lượng lưu trữ

Đây chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng được nhiều người dùng quan tâm, đặc biệt là những người dùng muốn sử dụng ổ cứng di động để chứa dữ liệu nhạc, phim, thiết kế,…

Đối với loại ổ cứng có kích thước 1.8" thường có ba mức dung lượng 120, 160 và 250GB. Với loại kích thước 2.5" truyền thống có mức dung lượng dao động từ 320GB, 500GB cho tới 2TB và kích cỡ ổ 3.5" thường là trên 2TB. Vì vậy người dùng cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng để chọn mức dung lượng lưu trữ của ổ cứng.

4. Tốc độ vòng quay ổ đĩa

Tốc độ vòng quay ổ đĩa là tiêu chí để đánh giá khả năng truy xuất dữ liệu của một ổ cứng di động, tốc độ vòng quay ổ đĩa càng lớn cũng đồng nghĩa với việc sao chép và xử lý dữ liệu nhanh hơn. Ba tốc độ vòng quay ổ đĩa cơ bản là 5.400 rpm, 7.200 rpm và 10.000 rpm.

Mặc dù tốc độ vòng quay ổ đĩa không phải là tiêu chí hàng đầu để đánh giá tốc độ xử lý của ổ cứng di động bởi vì sẽ có một số dòng ổ cứng với chuẩn kết nối USB 2.0 thấp hơn sẽ chỉ tương thích với tốc độ 7.200 rpm hoặc 10.000 rpm trở lên.

5. Kiểu kết nối

Ổ cứng gắn ngoài khi kết nối với máy tính cần dựa vào một giao thức kết nối nhất định, đó là cổng USB. Hiện nay có hai chuẩn USB sử dụng phổ biến đó là USB 2.0 và USB 3.0, trong đó USB 3.0 là chuẩn USB mới nhất có tốc độ đọc ghi nhanh hơn. Ngoài ra còn có một số chuẩn kết nối khác như eSata, FireWire hay Thunderbolt,…cho tốc độ truyền tải rất lớn.

Các ổ cứng gắn ngoài sử dụng cổng USB 2.0 phổ biến hơn vì có thể tương thích với nhiều thiết bị, bao gồm cả netbook hay các máy tính xách tay siêu nhẹ (ultrabook), có ít nhất một cổng USB 2.0. Ít gặp hơn nhưng có tốc độ nhanh hơn là chuẩn FireWire, cung cấp các tốc độ truyền tải dữ liệu là 400Mbps hoặc 800Mbps.

Với giao diện kết nối eSATA, có tốc độ truyền tải dữ liệu rất cao, 3Gbps (3.000 Mbps), nhanh hơn nhiều so với USB 2.0. Tuy nhiên, giao diện kết nối eSATA không cung cấp điện năng qua cáp nối, thay vào đó người dùng sẽ cần trang bị một cáp cấp nguồn qua cổng USB hoặc một adapter AC bên ngoài.

6. Khả năng chống shock

Bảo quản ổ cứng gắn ngoài là điều mà ai sử dụng cũng đều quan tâm. Chuyện chẳng may bị đánh rơi không phải là chuyện hiếm gặp với các ổ hdd gắn ngoài. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều chiếc ổ cứng ngoài "ra đi trước tuổi nhất".

Vì vậy, hãy ưu tiên chọn các loại thiết bị có vỏ bằng cao su chống shock hoặc các thiết bị có vỏ ngoài chắc chắn và chịu lực tốt nếu như bạn không muốn phải thay ổ cứng mới hoặc tệ hơn là mất hết dữ liệu quan trọng.

7. Giá thành

Giá thành của mỗi chiếc ổ cứng di động luôn có sự phân hóa rõ rệt theo các chức năng và dung lượng lưu trữ của chúng. Với các mẫu có dung lượng lớn từ 500GB trở lên, tích hợp khả năng chống sốc và chuẩn USB 3.0 có giá dao động khoảng 1,2 triệu đồng trở lên, với dung lượng lên tới 1TB thì sẽ tăng từ 1,5 triệu đồng trở lên.

Trong khi đó, mức dung lượng từ 2TB trở lên có giá khá đắt, thường khoảng trên 2 triệu đồng nhưng đi kèm nhiều công nghệ cao cấp và lớp vỏ bảo vệ cao su hoặc kim loại chắc chắn. Tuy vậy hiện nay do nhu cầu gia tăng và chi phí sản xuất ổ cứng di động đang giảm dần nên nhiều mẫu ổ cứng có dung lượng lớn vẫn có giá thành khá rẻ.

Ngoài những tiêu chí được liệt kê ở trên, còn rất nhiều các tiêu chí khác có thể áp dụng để có được cách mua ổ cứng ngoài hợp lý, ví dụ như chất liệu cấu thành, độ ồn, trọng lượng, khả năng chịu nhiệt,…Cách mua ổ cứng ngoài, ổ hdd gắn ngoài trên đây chắc chắn sẽ là những chỉ dẫn hiệu quả nhất trước khi bạn quyết định mua bất kỳ mẫu ổ cứng di động nào.

Đồng thời với nhu cầu sử dụng ổ cứng SSD làm ổ cứng cắm ngoài đem lại hiệu quả làm việc cao thì việc mua những chiếc ổ cứng SSD là nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên có khá nhiều người không biết gì về loại ổ cứng mới này rất dễ bị kẻ xấu lừa gạt, vì vậy bạn đoc cần biết và phân biệt giữa ổ SSD và HDD như thế nào để tránh gặp phải tình trạng này. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách phân biệt ổ SSD và HDD mà trước đó chúng tôi đã chia sẻ để hiểu rõ hơn nhé.

Chọn mua ổ cứng ngoài hay ổ HDD gắn ngoài phục vụ cho công việc, học tập, giải trí của bạn trên PC tốt hơn là sự lựa chọn của nhiều người hiện nay, tuy nhiên, cách mua ổ cứng hãng nào, dung lượng như thế nào mới là hợp lý, mời các bạn theo dõi nội dung dưới đây.
Kinh nghiệm vàng khi mua ổ cứng gắn ngoài, ổ cứng di động
Xử lý lỗi Windows không nhận ổ cứng gắn ngoài
Cách định dạng, format ổ cứng trên macOS
Check Bad ổ cứng bằng EaseUS Partition Master Home Edition
Phân biệt ổ SSD và HDD, nên dùng ổ SSD hay HDD cho laptop?
Nâng cấp ổ cứng Macbook hết nhiều tiền không?

ĐỌC NHIỀU