Cách kiểm tra nhiệt độ máy tính khi hoạt động đơn giản nhất

Khi bạn sử dụng dụng máy tính, các linh kiện trong máy sẽ hoạt động và chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng khi xử lý thông tin mà bạn muốn. Nhiệt độ này cần được giải phóng, lan tỏa ra ngoài để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu năng của máy. Một số máy sẽ có phần mềm riêng cho phép bạn kiểm tra nhiệt độ máy tính khi hoạt động. Tuy nhiên nếu máy bạn không được hỗ trợ bạn có thể làm theo hướng dẫn sau.

Cách xem nhiệt độ máy tính khi hoạt động


I. Tác hại khi để máy tính quá nóng

- Khi máy tính bị nóng vượt ngưỡng mức cho phép sẽ khiến tuổi thọ của máy bị giảm.
- Máy tính, laptop hay bị treo đột ngột, tự khởi động lại hoặc xanh màn hình, và nghiêm trọng hơn là cháy các linh kiện bên trong, mặc dù ít xảy ra trường hợp này.
- Giảm hiệu năng khi sử dụng các phần mềm khác.
- Đôi lúc nhiệt độ bị quá tải sẽ dẫn tới lỗi màn hình xanh hoặc đen, lúc đó chúng ta có thể sẽ mất rất nhiều chi phí để sửa chữa hoặc thay thế linh kiện máy tính mới.


II. Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ máy tính bằng CPUZ

Chú ý
Hiện tại, phần mềm CPU Z chưa hỗ trợ người dùng theo dõi nhiệt độ máy tính. Tuy nhiên đây vẫn là một phần mềm tốt cho phép bạn xem cấu hình máy tính bằng CPU Z đơn giản, nhanh chóng. Vì thế trong bài viết này Taimienphi sẽ sử dụng HWMonitor kiểm tra nhiệt độ khi máy tính khi hoạt động.

 

III. Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ máy tính khi hoạt động bằng HWMonitor

1. Hướng dẫn nhanh
Bước 1: Download HWMonitor và cài đặt phần mềm trên máy tính.
Bước 2: Mở HWMonitor và kiểm tra nhiệt độ máy tính khi đang hoạt động

2. Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Tải và cài HWMonitor phiên bản mới nhất.
- Download HWMonitor tại đây.
Bước 2: Mở phần mềm HWMonitor.

Bước 3: Trong giao diện chính, hãy để ý tới các mục Temperatures. Mục này sẽ cho phép bạn theo dõi nhiệt độ của từng linh kiện trong máy. Ví dụ như hình bên dưới sẽ là nhiệt độ của CPU.

Tham Khảo: Cách kiểm tra nhiệt độ CPU bằng HWMonitor


IV. Những điều cần làm sau khi kiểm tra nhiệt độ máy tính

- Đối với CPU, nhiệt độ để linh kiện này hoạt động ổn định là từ 50-70 độ C. Do đó, nếu kiểm tra thấy nhiệt độ trên 70 độ C, bạn nên bôi keo tản nhiệt để tránh hỏng hóc.

- Nhiệt độ ổ cứng sẽ khoảng dưới 50 độ. Còn với card màn hình sẽ trong khoảng 70 - 80 độ. Đối với những linh kiện này, nếu thấy nhiệt độ quá cao, bạn nên thường xuyên vệ sinh các linh kiện này, hoặc lắp thêm một số quạt tản nhiệt giúp hạ nhiệt nhanh hơn.

- Một số mẹo giúp máy tính của bạn luôn ở mức nhiệt độ ổn định:
+ Đặt máy tính, CPU ở nơi thoáng mát, tránh sử dụng máy tính ở những nơi có nhiệt độ, độ ẩm quá cao.
+ Thường xuyên vệ sinh tổng thể máy tính và các linh kiện bên trong.
+ Bôi keo tản nhiệt cho CPU thường xuyên.
+ Sử dụng quạt tản nhiệt nước.
+ Tắt máy tính khi không sử dụng.
+ Không nên ép xung CPU.
+ Sử dụng tính năng Power Options.
+  Tắt các phần mềm chạy ngầm bằng Task Manager.
+ Không sử dụng máy tính làm việc với các tác vụ nặng trong thời gian dài.

Nhiệt độ luôn là kẻ thù lớn nhất đối với các thiết bị điện tử. Vì vậy muốn sử dụng chúng ổn định, lâu dài, bạn nên thường xuyên chú ý đến và theo dõi nhiệt độ của máy để nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra tình trạng kiểm tra phần cứng máy tính với CPU Z để quá trình làm việc được ổn định, thuận lợi nhất.

Khi sử dụng máy tính làm việc với các tác vụ nặng trong thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng bị sụt giảm hiệu năng, giật lag. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là các thiết bị linh kiện bị quá nhiệt. Để khắc phục điều này, bạn nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ máy tính khi hoạt động để có thời gian cho máy nghỉ, giảm nhiệt và hiệu năng ổn định hơn.
Kiểm tra phần cứng máy tính với CPU Z, kiểm tra cpu bằng CPU Z
Link tải CPU Z APK cho Android mới nhất và cách xem thông số
Cách kiểm tra quạt laptop bằng CPU Z
CPU-Z hỗ trợ thêm vi xử lý Intel thế hệ thứ 9
Những phần mềm kiểm tra nhiệt độ máy tính tốt nhất
Cách dùng lệnh dxdiag kiểm tra cấu hình máy tính

ĐỌC NHIỀU