Cách chọn mua máy tính để bàn
1. Mua máy tính mới, máy đã qua bảo hành, hay máy đã qua sử dụng
Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, bạn có thể mua máy tính đã qua sử dụng hoặc bảo hành. Máy tính đã qua bảo hành là máy đã bị trả lại cho công ty, được chứng nhận có chất lượng tốt nhưng lại không thể bán như máy mới. Tất cả nhà sản xuất máy tính đều có bán loại máy này. Mua máy tính đã qua bảo hành có thể giúp bạn tiết kiệm hàng triệu đồng.
Ngoài ra, vì nhiều lý do khác nhau, các công ty hoặc cá nhân cũng thường bán ra các sản phẩm đã qua sử dụng. Khi mua loại máy này, bạn cần kiểm tra những thông tin sau đây:
- Đảm bảo không bị hỏng phần cứng bằng cách kiểm tra các cổng cũng như các phần bên trong, bên ngoài.
- Đảm bảo mua hàng với đúng giá trị thực.
- Máy tính có hệ điều hành hoặc chương trình được cài đặt sẵn.
- Nhiều nhà sản xuất máy tính sẽ không chuyển bảo hành từ người dùng cũ sang cho bạn.
2. Mac hay PC
Quyết định giữa việc mua máy Mac hay máy tính cá nhân thông thường chạy hệ điều hành Windows đã tạo nên rất nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Điều này còn tùy thuộc vào đặc điểm công việc của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về ưu điểm và nhược điểm của từng dòng máy cũng như dựa vào số tiền mình có để ra quyết định.
3. Tiêu chí
Mua máy tính cũng chính là đi tìm lời giải cho câu hỏi bạn thích máy tính như thế nào và cấu hình máy ra sao. Dưới đây là danh sách các yếu tố khác nhau cần cân nhắc khi mua máy tính mới:
- Vỏ máy tính: Vỏ máy tính phải phù hợp với bàn làm việc và có thể nâng cấp khi cần thiết.
- Đĩa CD: Nếu bạn cần sử dụng CD hay DVD thường xuyên, hãy đảm bảo máy tính có ổ đĩa CD nhé!
- Ổ cứng: Phải đảm bảo có đủ không gian lưu trữ và tốc độ làm việc cao.
- Bộ nhớ: Đây là phần quan trọng nhất. Bộ nhớ càng cao thì máy tính làm việc càng hiệu quả.
- Modem: Cần xem xét tùy thuộc vào cách kết nối mạng của bạn.
- Thẻ kết nối: Hầu hết các máy tính ngày nay đều có thẻ kết nối hoặc tùy chọn kết nối trên bo mạch chủ.
- Bộ xử lý: Bên cạnh bộ nhớ thì bộ xử lý cũng rất quan trọng và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.
- Sound card: Hầu hết người dùng đều có thể sử dụng sound card đi kèm trong máy tính. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn chuyên về âm thanh, thì hãy xem xét thật kĩ các tính năng của sound card trước khi ra quyết định.
- Video card: Nếu bạn thường xuyên chơi game trên máy tính, thì phải cân nhắc đến GPU và bộ nhớ video.
4. Hãng máy tính
Không có hãng máy tính nào là phù hợp với tất cả người dùng. Do đó, rất khó để nói thương hiệu này tốt hơn thương hiệu kia. Do đó, bạn có thể dựa vào những yếu tố sau:
- Tiện ích bổ sung: Tất cả các hãng máy tính đều cho phép mua phụ kiện đi kèm khi mua máy tính mới.
- Tài liệu tham khảo: Nhiều nhà sản xuất đã giảm số lượng tài liệu tham khảo đi kèm, thay vào đó, họ sử dụng tài liệu trực tuyến. Hãy đảm bảo có đủ tài liệu hướng dẫn và có thể download được khi cần thiết.
- Phần cứng: Đảm bảo phần cứng đáp ứng được yêu cầu công việc của bạn.
- Khả năng hoàn tiền: Nếu bạn mua máy tính ở cửa hàng phân phối, bạn có thể trả lại máy ở đây hay phải gửi về nhà sản xuất? Nếu bạn mua máy tính qua mạng, thì bạn có được hoàn tiền khi không hài lòng với sản phẩm hay không?
- Dịch vụ: Liệu có nhân viên kỹ thuật đến nhà để giúp bạn khắc phục sự cố hay không? Nếu có, thời gian là bao lâu? Nếu không có, cách giải quyết là gì?
- Phần mềm: Bạn có được hỗ trợ bộ công cụ Microsoft Office hay Corel Suite hay không? Bạn sẽ được cung cấp phiên bản đầy đủ hay chỉ là bản dùng thử/ dùng chung?
- Hỗ trợ: Có dịch vụ hỗ trợ 24/7 hay không? Tìm kiếm hỗ trợ bằng cách nào: điện thoại, email, web, hay nhắn tin?
- Nâng cấp: Đảm bảo RAM, GPU, SSD có thể nâng cấp được khi cần thiết.
- Bảo hành: Máy tính có bảo hành hay không? Bảo hành phần cứng hay phần mềm? Bạn nên mua máy tính có ít nhất 1 năm bảo hành.
5. Đề phòng lừa đảo
- Hãy đảm bảo bạn mua máy tính với đúng giá trị thực của nó. Ví dụ, bạn trả tiền cho bộ xử lý 733 MHz nhưng lại chỉ mua được bộ 500 MHz. Để tránh điều này, bạn có thể ép xung bộ xử lý, bộ nhớ, hoặc các bộ phận khác. Để xác định tốc độ của bộ xử lý, hãy mở máy tính và xem trong đó, không xem qua phần mềm hay BIOS vì các thông số có thể bị thay đổi hoặc đánh tráo.
- Phần mềm hợp pháp. Khi mua máy tính, hãy đảm bảo rằng nó được mua bán hợp pháp. Nhiều công ty máy tính nhỏ không cung cấp cho bạn các phần mềm hợp pháp, gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng cũng như ảnh hưởng đến khả năng cập nhật, nâng cấp của bạn về lâu về dài.
Nếu bạn đang có ý định mua máy tính, hãy cân nhắc thật kỹ những thông tin trên đây của Taimienphi.vn để có được sản phẩm tốt nhất cho công việc của mình mà không bị mất tiền oan nhé! Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu mua laptop chơi game, các bạn tham khảo bài viết cách chọn mua laptop chơi game tại đây.