Bài văn nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2

Đề bài: Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2.

Bài văn mẫu nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2 siêu hay
 

I. Dàn ý Bài văn nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về bài thơ mình yêu thích.
- Nêu cảm nhận, đánh giá khái quát về nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

2. Thân bài:
- Trình bày suy nghĩ, cảm xúc về bài thơ:
+ Nội dung.
+ Nghệ thuật.
- Nêu lí do yêu thích bài thơ.

3. Kết bài:
- Khẳng định cảm xúc, tình cảm của bản thân đối với bài thơ.
- Rút ra bài học nhận thức.

 

II. Bài văn mẫu nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2 tham khảo:
 

1. Bài văn nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2 - mẫu số 1:

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kì II, bài thơ mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất chính là "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm. Tác phẩm đã mang đến thông điệp vô cùng ý nghĩa về tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.

Viết về một chủ đề vô cùng quen thuộc nhưng "Mẹ và quả" vẫn tạo ra được nét riêng độc đáo. Với những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, bài thơ đã thành công khơi gợi sự đồng cảm của người đọc. Thông qua đó, gửi gắm giá trị nhân văn về tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người mẹ - người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà chăm chút cho vườn cây với quả bí, quả bầu từ ngày này qua tháng khác. Nhờ đó mà những thứ quả kia dần "lớn xuống" trĩu nặng, mang hình dáng của giọt mồ hôi mẹ. Không một lời kêu ca, than vãn, người phụ nữ ấy vẫn ngày ngày âm thầm vun đắp, làm lụng, nuôi dưỡng những đứa con thơ nên người. Đôi bàn tay mẹ nuôi lớn quả bầu, quả bí và cả con. Người con cũng chính là "thứ quả" mà "mẹ đợi chờ được hái" nhất. Vất vả, lam lũ suốt bao năm nhưng điều mẹ mong đợi nhất không phải thứ gì cho bản thân mà lại là sự lớn khôn của những đứa con thơ.

Cũng chính vì lẽ đó mà nhân vật trữ tình luôn biết ơn, ghi nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục cũng như sự hi sinh cao cả của mẹ. Nhờ có mẹ mà đứa con mới có thể trưởng thành. Yêu thương đấng sinh thành, người con giật mình thảng thốt: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". Nhân vật trữ tình lo lắng rằng đến khi mình "chín" thì mẹ đã không còn. Mẹ vất vả vì ta suốt bao nhiêu năm, liệu ta có thể đền đáp công ơn ấy kịp lúc trước khi tay người "mỏi"? Câu hỏi này ám ảnh nhân vật trữ tình, cũng khiến độc giả phải suy tư, chiêm nghiệm.

Với ngôn ngữ giản dị, giọng điệu từ tốn cùng những hình ảnh thơ đơn giản, quen thuộc, giàu sức gợi, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm vô cùng ý nghĩa. Từ đó, bài học về tình yêu thương, lòng biết ơn được gửi gắm đến độc giả một cách hết sức tinh tế.

Qua bài thơ, ta được cảm nhận rõ hơn về tình mẫu tử thiêng liêng cũng như sự hi sinh cao cả mà người mẹ dành cho những đứa con của mình. "Mẹ và quả" tuy ngắn gọn, đơn giản nhưng lại vô cùng ý nghĩa, sâu sắc. Tác phẩm chính là một điểm sáng trong sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

Bài văn mẫu nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2 hay nhất
 

2. Bài văn nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2 - mẫu số 2:

Ra-bin-đra-nát Ta-go là nhà thơ lớn của đất nước Ấn Độ. Nhắc đến ông, độc giả thường nghĩ ngay tới tác phẩm "Mây và sóng". Đây cũng chính là bài thơ mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2.

Mượn hình tượng "mây" và "sóng", tác giả khéo léo mở ra câu chuyện giữa em bé và những người bạn tự nhiên. Từ đó, thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết mà em bé dành cho mẹ và ngược lại.

Trước hết, bài thơ mở đầu với lời kể của em bé về cuộc gặp gỡ những người bạn trên mây "mẹ ơi, trên mây có người gọi con". Người bạn sống trên đám mây bồng bềnh đã hào hứng kể lại cuộc sống tự do, hạnh phúc. Các bạn ấy được vui chơi thỏa thích từ "khi thức dậy cho đến lúc chiều tà" cùng "bình minh vàng", "vầng trăng bạc".

Cũng giống như người trên mây, người trong sóng tiếp tục chia sẻ về một ngày vui chơi thú vị, hấp dẫn của họ. Những người trong sóng được ca hát vui vẻ từ sáng đến lúc mặt trời lặn, được đi thăm thú muôn nơi. Tất cả những điều ấy đã mở ra thế giới rực rỡ, thu hút tâm hồn trẻ thơ.

Đứng trước lời mời gọi chân thành từ người bạn trên mây và trong sóng, em bé cũng cảm thấy hiểu kì, trong lòng có chút dao động "nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được". Song, sau khi nghe câu trả lời của hai người bạn tự nhiên, em bé khéo léo từ chối và nói rằng "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?". Như vậy, tình yêu mẹ đã giúp em bé chiến thắng cám dỗ đời thường. Sau tất cả, em bé lại trở về bên vòng tay ấm áp của mẹ. Chỉ có khi vui đùa cùng mẹ, em bé mới thực sự cảm thấy hạnh phúc. Hình ảnh "sóng", "bến bờ" biểu tượng cho em bé và mẹ quả là hình ảnh sáng tạo, độc đáo.

Với ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hình ảnh gần gũi, thân thuộc cùng việc sử dụng các biện pháp nhân hóa, điệp từ, nhà thơ Ta-go đã phác họa thành công thế giới trẻ thơ vui tươi, hồn nhiên, gắn bó với thiên nhiên. Thông qua đó, gửi gắm thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử cao đẹp, thiêng liêng không gì sánh bằng.

Có thể nói, "Mây và sóng" thu hút em và bao người đọc khác bởi cách truyền tải thông điệp ấn tượng. Viết về tình cảm mẹ con, nhà thơ thật tinh tế khi sáng tạo nên câu chuyện giữa em bé và những người bạn trên mây, trong sóng. Sau đó, để nhận vật em bé tự bộc lộ suy nghĩ của mình. Cuối cùng, nhà thơ tiếp tục sử dụng hình ảnh thiên nhiên nhằm diễn tả sự gắn bó không thể tách rời của mẹ và em bé. Ta-go quả là một thi nhân đại tài.

Theo thời gian, "Mây và sóng" đã và đang chạm tới trái tim bạn đọc nhiều thế hệ. Mỗi khi nhắc tới tác phẩm văn học viết về chủ đề tình mẫu tử, chúng ta sẽ không thể nào quên bài thơ đặc sắc, nổi tiếng được sáng tác bởi danh nhân văn hóa, nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ - Ta-go.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi viết, em cần trình bày vài nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật. Sau đó, em nêu ra lí do tại sao bản thân yêu thích bài thơ ấy. Mời em tham khảo thêm một số văn mẫu lớp 7 khác trong chương trình Ngữ văn 7 Cánh Diều: Nêu ý kiến về: Ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậuBài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý, Phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọcPhân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện đã học...

 

Trong chương trình Ngữ văn 7, các em đã học rất nhiều bài thơ hay và đặc sắc. Vậy, các em thích tác phẩm nào nhất? Hãy tham khảo ngay nội dung Bài văn nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2, Cánh Diều dưới đây để có những ý tưởng làm bài nhé.
Link tải Sách giáo khoa lớp 11 Cánh Diều
Đoạn văn nêu suy nghĩ về hiện tượng khan hiếm nước sạch
Viết đoạn văn nêu những điều em thích về chim bồ câu hay nhất chọn lọc
Đoạn văn nêu lên bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng
Soạn bài Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều
Tóm tắt Tiếng gà trưa, ngắn gọn, hay

ĐỌC NHIỀU