Đề bài: Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hoá dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Đề bài: Nghị luận về câu nói: Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu
Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hoá dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Biết và hiểu là cần để làm theo, nhưng phải biết tưởng tượng mới sáng tạo được cái mới:
- Trong cuộc sống, biết học hỏi từ những người xung quanh là cách tốt nhất để hoàn thiện bản thân mình.
- Không phải ai cũng biết tiếp thu kiến thức một cách tinh tế để mình không trở thành bản sao của người khác.
* Giải thích:
- "Biết và hiểu" là những kinh nghiệm mà ta có được từ mọi người xung quanh.
- "Tưởng tượng" là tư duy, tìm tòi, sáng tạo những cái mới của riêng mình.
→ Không chỉ đơn giản là học được từ người khác những gì mà là bạn làm được gì từ những điều mình đã học để không bị biến thành bản sao của người khác.
* Chứng minh:
- Tất cả mọi việc dù là lớn hay nhỏ, để làm được nó chúng ta cần phải học hỏi rất nhiều từ những người xung quanh.
- Bên cạnh việc học hỏi, tiếp thu kiến thức chúng ta cũng cần phải sáng tạo ra sự khác biệt của riêng mình. Không có bất cứ một ngành nghề hay một lĩnh vực nào chấp nhận sự sao chép, đi theo lối mòn xưa cũ.
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Sáng tạo không có nghĩa là khác biệt, đi ngược lại với quy luật tự nhiên.
- Sáng tạo không có nghĩa là đề cao cái tôi cá nhân, chỉ biết ý kiến của bản thân mà không chịu tiếp thu đóng góp của mọi người.
- Tuy nhiên cũng đừng ngần ngại tạo ra cái mới. Phải có một cái đầu lạnh để vừa có thể tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh vừa có thể biến nó thành cái riêng của mình.
Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định: Trong xã hội 4.0, người ta chắc chắn không chấp nhận những cái gọi là bản sao vì vậy ta phải không ngừng làm mới bản thân mình dựa trên những gì mà ta đã học được.
Trong cuộc sống, để hoàn thiện bản thân tốt nhất thì học hỏi từ những điều xung quanh là yếu tố rất quan trọng. Thế nhưng: "Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo nhưng phải biết tưởng tượng mới sáng tạo được cái mới". Vậy phải làm thế nào để ta vừa tiếp thu được ý kiến của mọi người vừa có thể tự tạo những bước đi riêng cho mình?
Biết và hiểu là những kiến thức, kinh nghiệm mà chúng ta có được từ sách vở, từ xã hội và từ những người xung quanh. Để có thể làm tốt bất kì công việc gì chúng ta đều cần phải có sự hiểu biết của nó. Nhưng học hỏi không có nghĩa là sao chép bởi "phải biết tưởng tượng mới có thể sáng tạo được cái mới". Tưởng tượng ở đây là sự tư duy, tìm tòi ra những cái mới, cái riêng của mình. Có như vậy chúng ta mới không giống như một cái máy chỉ biết sao chép từ người khác.
"Biết và hiểu là cần để làm theo" là hoàn toàn đúng. Một đứa trẻ để có thể biết nói, biết đi là nhờ vào sự quan sát của nó đối với mọi người xung quanh. Đấy là cách để một đứa bé dần dần trưởng thành với đầy đủ các kỹ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống của chính bản thân nó. Lớn hơn một chút, đối với những bé gái tuổi mười tám, đôi mươi nếu không giỏi nấu ăn có thể nhìn các chị, các mẹ để học hỏi. Thế hệ sau có thể học tập những kinh nghiệm mà cha ông để lại để phát triển sản xuất, nuôi trồng... Tất cả mọi việc để làm được nó chúng ta cần phải học hỏi từ tất cả các nguồn thông tin mà mình có được.
Thế nhưng nếu chỉ biết học hỏi, lắng nghe và áp dụng y hệt mà không biết sáng tạo ra cái mới thì ta sẽ dễ trở thành một cái máy sao chụp. Năm 1941, Atanasoff cùng với sinh viên của ông đã sáng tạo ra một máy tính có thể giải quyết cùng lúc 29 phương trình, điều này đánh dấu lần đầu tiên sự kiện lần đầu tiên có một máy tính có thể lưu trữ thông tin trên bộ nhớ của nó. Hai năm sau, máy tính Electronic Numerical Integrator and Calculator (ENIAC) đã ra đời và được coi là "ông nội" của máy tính kỹ thuật số hiện đại. Thế nhưng chiếc máy tính lại có thân hình hết sức đồ sộ bởi nó chiếm hết diện tích của một căn phòng rộng lớn. Nhưng như tất cả chúng ta đều thấy, cho đến hiện nay máy tính đã trở nên thông minh, hiện đại và đặc biệt là nhỏ gọn hơn rất nhiều lần. Thử hỏi nếu như con người chúng ta chỉ biết đi theo những cái sẵn có thì liệu ta có thể có được cuộc sống hiện đại như ngày hôm nay hay không? Được biết trước đó vào năm 1801, một nhà bác học người Pháp đã phát minh ra máy dệt sử dụng thẻ gỗ đục lỗ để tự động dệt các thiết kế vải. Mô hình máy tính ban đầu sử dụng thẻ đục lỗ tương tự như vậy. Có thể nói, sau nhiều năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực khám phá không ngừng nghỉ của rất nhiều nhà bác học, chúng ta mới có được những chiếc máy tính hiện đại như ngày nay. Không chỉ trong lĩnh vực máy tính điện tử hay công nghệ cao mà bất cứ ngành nghề nào chúng ta cũng cần phải có sự sáng tạo. Nam Cao đã từng viết thế này trong tác phẩm của mình: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...". Nhà văn nào cũng vậy, dù chọn dừng chân ở bất kỳ mảnh đất văn học nào từ nông thôn đến thành thị, dù viết về bất kỳ tầng lớp xã hội nào từ nông dân cho đến tư sản... thì họ cũng phải tìm ra cái mới, khai thác cái mới cho chính nhân vật, chính tác phẩm của mình. Không một tác phẩm văn học nào có thể để lại dấu ấn với độc giả mà không có sự khác biệt. Có thể thấy dù là ngành nghề nào, dù là lĩnh vực nào chúng ta cũng cần đến sự sáng tạo bởi sáng tạo làm nên khác biệt.
Thế nhưng sáng tạo không có nghĩa là dị biệt. Trái Đất luôn chuyển động theo quỹ đạo của nó nhưng nếu bạn cứ nhất quyết nói rằng điều đó là sai thì đó là bạn đang cố tình chống lại với quy luật tự nhiên vốn có của nó. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không được đặt ra giả thuyết. Nếu bạn có ý kiến khác biệt về bất kỳ vấn đề nào, hãy nghiên cứu về nó. Tuy nhiên bạn cần phải biết chấp nhận những gì là tự nhiên vốn có. Sáng tạo không phải là đề cao cái tôi cá nhân và chỉ biết đến ý kiến của một mình bạn. Hãy có một cái đầu thật tỉnh táo để mình không trở thành bản sao của bất cứ ai nhưng cũng không bị coi là khác lạ, đi ngược lại với tất cả mọi người.
Đặt câu nói vào xã hội 4.0 như hiện nay, ta càng một lần nữa thấy được tính đúng đắn của nó. Một xã hội phát triển chắc chắn sẽ không dung nạp những lối mòn xưa cũ và càng không chấp nhận một bản sao của bất kỳ ai. Hãy học cách sáng tạo và tự tin sáng tạo để có thể là chính mình tốt nhất.
Đất nước là đoạn trích đặc sắc trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Tìm hiểu về nội dung cũng như những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, bên cạnh bài Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hoá dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, các em có thể tham khảo thêm: Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, Phân tích phong cách triết luận trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm trong Đất nước, Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.