Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 6

Đề bài: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 6

Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề lớp 6, văn mẫu và dàn ý đầy đủ, chi tiết
 

Nội dung bài viết:
Đề 1: Nghị luận về Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.
Đề 2: Nghị luận về Thái độ đối với người khuyết tật.
Đề 3: Nghị luận về Noi gương những người thành công.
Đề 4. Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân.
Đề 5: Nghị luận về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay.
Đề 6: Nghị luận về Thần tượng một ai đó: Nên hay không nên?.
Đề 7: Nghị luận vềThành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên?.
Đề 8: Nghị luận về Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?.
Đề 9: Nghị luận về Trò chơi điện tử: lợi hay hại?.
Đề 10: Nghị luận về việc phải trồng nhiều cây xanh.
Đề 11: Nghị luận về vấn đề Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà.
Đề 12: Nghị luận về việc sử dụng nước ngọt.
Đề 13: Nghị luận về việc sử dụng bao bì ni lông.
Đề 14: Nghị luận về hiện tượng học sinh chơi game.
Đề 15: Nghị luận về một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường.


Đề 1: Nghị luận về Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng


I. Dàn ý nghị luận về Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng:

1. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.
2. Thân bài:
- Giải thích về sự tôn trọng:
+ Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, đề cao phẩm giá, danh dự của người khác.
+ Nó được thể hiện qua lời nói, hành động: không phân biệt đối xử, biết lắng nghe và góp ý tích cực, tôn trọng sự khác biệt của mỗi người,...
- Lí do cần tôn trọng người khác:
+ Đem đến sự tự tin, niềm vui, sự tích cực cho mọi người xung quanh.
+ Giúp bản thân nhận được thiện cảm và sự tôn trọng từ người khác.
+ Đưa xã hội phát triển ngày càng văn minh.
- Cách rèn luyện sự tôn trọng:
+ Cần biết tự tôn trọng và yêu thương bản thân.
+ Bắt đầu từ những hành động nhỏ: lễ phép với người lớn, tập nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ,...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
 

II. Bài mẫu Nghị luận về Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng:

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những giá trị riêng của bản thân. Thế nên, việc tôn trọng người khác là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi chúng ta tôn trọng người khác thì chúng ta mới khiến người khác tôn trọng mình.

Tôn trọng là một thái độ vô cùng đáng quý. Để thể hiện tấm lòng tôn trọng, con người thường đưa ra đánh giá, nhận xét đúng mực với người khác. Những lời khen, sự coi trọng về phẩm giá, danh dự cũng là cách bày tỏ thiện ý của bản thân. Đó sẽ là sợi dây kết nối người với người, giúp xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.

Mỗi con người được sinh ra trên thế giới này đều là một cá thể độc lập, riêng biệt, mang những nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Việc tôn trọng người khác chính là chấp nhận sự khác biệt. Nó biến lời chỉ trích, trách móc thành sự chỉ bảo, góp ý, mang đến cho đối phương vô vàn điều tích cực. Khi cảm nhận được sự tôn trọng, họ cảm thấy tự tin hơn, đồng thời cũng sẽ dành sự yêu quý ngược lại cho chúng ta.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng


Đề 2: Nghị luận về Thái độ đối với người khuyết tật
 

I. Dàn ý Nghị luận về Thái độ đối với người khuyết tật:

1. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Thái độ với người khuyết tật.
- Đưa ra quan điểm, đánh giá khái quát của bản thân về vấn đề đã nêu.
2. Thân bài:
- Giải thích về người khuyết tật:
+ Những người bẩm sinh đã mang khiếm khuyết về hình thể, nhận thức.
+ Những người bị thương do không may gặp sự cố, dẫn đến sự khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thái độ nên có của mỗi cá nhân đối với người khuyết tật:
+ Tôn trọng và đồng cảm, sẻ chia với họ.
+ Đối xử với họ một cách công bằng.
+ Không nên chê bai, phán xét hay cô lập họ.
- Liên hệ thực tế:
+ Rất nhiều người khuyết tật đã vượt lên nghịch cảnh để thành công.
+ Những câu chuyện truyền cảm hứng cần được lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng.
+ Vẫn còn rất nhiều người do tự ti, mặc cảm mà không dám thể hiện bản thân.
- Lật lại vấn đề:
+ Nhiều người vẫn mang quan điểm kì thị, coi thường người khuyết tật.
+ Có những trường hợp lợi dụng khuyết điểm của bản thân để lừa lọc, kiếm lời từ người khác.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Liên hệ mở rộng.


II. Bài mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Nghị luận về Thái độ đối với người khuyết tật

Những con người mang trên mình khiếm khuyết, thiếu sót về ngoại hình hay nhận thức luôn là một phần không thể thiếu của nhân loại. Bằng sức mạnh của bản thân, họ đã tự vực dậy và tỏa sáng rực rỡ. Vì thế, chúng ta cần có cái nhìn và thái độ đúng đắn với người khuyết tật.

Lí do những khiếm khuyết xuất hiện trên cơ thể con người đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của chất độc màu da cam hay có thể là do di chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Một vài trường hợp là người khỏe mạnh, lành lặn cả về thể chất lẫn nhận thức nhưng lại không may gặp tai nạn, biến cố. Điểm chung ở những người này chính là sự khiếm khuyết về cơ thể, sức khỏe bị suy giảm. Đây là điều mà họ thiệt thòi hơn so với người bình thường.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về Thái độ đối với người khuyết tật


Đề 3: Nghị luận về Noi gương những người thành công


I. Dàn ý Nghị luận về Noi gương những người thành công:

1. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Noi gương những người thành công.
- Đưa ra quan điểm, đánh giá khái quát của bản thân về vấn đề đã nêu.
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Người thành công:
+ Đạt được thành tựu lớn trong xã hội.
+ Có ảnh hưởng và đem lại giá trị cho cộng đồng.
- Noi gương những người thành công:
+ Học theo những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của họ.
+ Học tập lối tư duy logic, cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề thông minh.
* Lí do cần noi gương những người thành công:
- Họ là những người đi trước với kinh nghiệm dày dặn, phong phú.
- Giúp ta mở mang tầm hiểu biết, nâng cao kĩ năng xã hội.
- Đem đến động lực để ta cố gắng.
* Cách học hỏi và áp dụng hiệu quả nhất:
- Xem xét những bài học kinh nghiệm một cách có chọn lọc.
- Dựa trên hoàn cảnh, môi trường thực tế của bản thân để đưa ra quyết định phù hợp.
- Tránh bắt chước thụ động.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Gợi mở để trao đổi, đối thoại.

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, bài văn mẫu đạt điểm cao của học sinh giỏi


II. Bài mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống:Nghị luận về Noi gương những người thành công

Trong lịch sử phát triển của loài người, thật không thiếu những tấm gương để thế hệ sau học tập và noi theo. Họ chính là minh chứng cho sự kiên trì, nỗ lực, quyết tâm không ngừng nghỉ để đi đến mục tiêu. Việc noi gương những người thành công cũng là cách để mỗi người tự hoàn thiện mình.

Đầu tiên, ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem "người thành công" là ai. Họ là những người có tầm ảnh hưởng, có đóng góp lớn lao cho xã hội. Có thể là nhà khoa học, triết gia, danh họa,... tiếng tăm của thế giới, cũng có thể là bác sĩ, kĩ sư, diễn viên,... Những cá nhân ấy vẫn ngày đêm góp phần cống hiến trí óc, công sức của mình nhằm phát triển cộng đồng. Noi gương người thành công chính là học tập và làm theo những con người tài năng ấy. Ta cần nhìn thấy sự quyết tâm của họ, từ đó học tập, thôi thúc bản thân tiếp tục cố gắng trên hành trình của mình.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về Noi gương những người thành công


Đề 4: Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân


I. Dàn ý Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Đánh giá khả năng của bản thân.
2.Thân bài:
* Giải thích:
- Khả năng của bản thân:
+ Những gì bản thân làm được.
+ Điểm mạnh/yếu của bản thân trong học tập, công việc.
+ Những đóng góp của bản thân với cộng đồng.
- Đánh giá khả năng của bản thân: Sự tự xem xét, nhìn nhận về năng lực của chính mình.
* Nêu lí do cần đánh giá khả năng của bản thân:
- Việc hiểu rõ ưu, nhược điểm của chính mình là chìa khóa để con người hoàn thiện và phát triển.
- Nó giúp con người có cái nhìn bao quát hơn về cuộc sống cũng như những người xung quanh, từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan nhất.
- Sự phát triển của từng cá nhân sẽ mang đến sự thịnh vượng của xã hội.
* Đề xuất giải pháp, phương án thực hiện:
- Không ngừng học hỏi, trau dồi cả về kiến thức và đạo đức.
- Tạo thói quen nhìn nhận mọi việc một cách bao quát, tích cực.
- Không nên phán xét, đánh giá người khác.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề nêu trên.
 

II. Bài mẫu Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân:

Triết gia Marcus Tullius Cicero đã từng nói: "Không ai có thể cho bạn lời khuyên tốt hơn chính bản thân bạn, nếu bạn nghe theo bản thân, bạn sẽ không đi sai". Đây là lời khẳng định vô cùng đúng đắn của nhà lí luận chính trị La Mã này. Có thể nói, việc tự nhận định, đánh giá bản thân sẽ là chìa khóa khai mở ra con đường của tri thức và thành công.

Trước hết, ta cần làm rõ khả năng của bản thân là gì. Khả năng của bản thân là những gì cá nhân có thể làm được, đóng góp được cho xã hội. Nó bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân đó trong học tập, công việc. Khả năng sẽ không bị giới hạn bởi lĩnh vực, giúp con người có thể tìm hiểu cuộc sống ở nhiều khía cạnh khác nhau. Vậy đánh giá khả năng của bản thân là cách mà con người tự nhận thức chính mình, cũng là phương pháp nhanh nhất để ta hoàn thiện và phát triển.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân


Đề 5: Nghị luận về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay


I. Dàn ý Nghị luận về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay.
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Bắt nạt trong học đường:
+ Là những hành động bạo lực hoặc phi bạo lực, tác động đến thể chất và tinh thần của một đối tượng, cụ thể ở đây là học sinh.
+ Có thể gây thương tổn đến thể trạng của nạn nhân, để lại vết thương, bóng đen trong tâm lý nạn nhân.
+ Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường.
* Lí do khiến hiện tượng này mãi chưa thể khắc phục được:
- Một vài cá nhân mang tâm lí nổi loạn, coi mình ở trên người khác, muốn tạo dựng quyền uy,...
- Tâm lí sợ hãi của nạn nhân, không dám phản kháng.
- Sự thờ ơ, thậm chí là hùa theo hành động bắt nạt của bạn bè trong trường, lớp.
* Liên hệ thực tế:
- Hiện tượng bắt nạt học đường xuất hiện ở rất nhiều nơi, dưới nhiều hình thức: lời trêu chọc, sự cô lập, hành vi bạo lực,...
- Được phản ánh trên rất nhiều phương tiện truyền thông: báo chí, tin tức, phim ảnh,...
- Mang đến rất nhiều hậu quả đáng tiếc.
* Đề xuất giải pháp:
- Sự tự ý thức, tự bảo vệ của mỗi cá nhân.
- Sự rèn luyện, dạy dỗ từ chính gia đình là yếu tố quan trọng hình thành tính cách của một đứa trẻ.
- Sự quan tâm, sát sao của thầy cô và nhà trường.
- Tinh thần đoàn kết, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau của các học sinh trong cùng một tập thể.
3. Kết luận:
- Khẳng định lại quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề nêu trên.


II. Bài mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Nghị luận về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay

Ngày nay, dưới sự bùng nổ, phát triển của công nghệ, những câu chuyện đau lòng về bắt nạt học đường đã được phanh phui, đem đến cho mọi người một vài góc nhìn đa chiều và buộc các nhà quản lí giáo dục phải quan tâm, xem xét về vấn đề này. Bởi vậy, hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đã trở thành một thực trạng xấu, cần lên án, phê phán.

Chúng ta vẫn hay nghe về cụm từ bạo lực hoặc bắt nạt học đường. Vậy bắt nạt học đường là gì? Bắt nạt học đường chính là những hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, tác động đến thể chất cũng như tinh thần của ai đó. Nó có thể gây nên những thương tổn về cơ thể hoặc không, nhưng chắc chắn sẽ để lại ám ảnh không cách nào xóa nhòa trong tâm lí người bị hại. Không chỉ vậy, ai trong chúng ta cũng có khả năng vô tình trở thành đối tượng bị bắt nạt, chế giễu.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay


Đề 6: Nghị luận về Thần tượng một ai đó: Nên hay không nên?


I. Dàn ý đề Nghị luận về Thần tượng một ai đó: Nên hay không nên?

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Nên hay không nên thần tượng một ai đó.
- Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân: Nên thần tượng người khác một cách lành mạnh, văn minh.
2. Thân bài: Lần lượt đưa ra những kiến giải để chứng minh cho quan điểm của bản thân:
- Thần tượng một ai đó giúp ta trở thành con người tốt hơn:
+ Học tập được những đức tính tốt đẹp.
+ Có động lực để hoàn thiện và phát triển bản thân.
+ Đặt ra được mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống.
- Đặt lại vấn đề: Không nên thần tượng một cách quá khích, tiêu cực:
+ Gây ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của người mình yêu quý và cả những người xung quanh.
+ Làm bản thân bị xao nhãng trong công việc và học tập.
+ Đem đến những hành vi tiêu cực cho cộng đồng.
- Rút ra bài học:
+ Thần tượng một cách thông minh, lành mạnh.
+ Tránh những hành vi quá khích, tiêu cực.
+ Không ngừng trau dồi và phát triển bản thân.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của bản thân.
- Đưa ra đề xuất.


II. Bài mẫu Nghị luận về Thần tượng một ai đó: Nên hay không nên?

Việc yêu mến thần tượng từ lâu đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trong xã hội. Nhiều người coi đó là niềm yêu thích, nhưng một số người cho rằng đó là hành động vô nghĩa, không mang lại giá trị. Bản thân tôi cho rằng, việc thần tượng người khác có thể được ủng hộ nếu ta thực hiện một cách văn minh, lành mạnh.

Có cho mình người để yêu mến, ngưỡng mộ là cách giúp ta trở nên tốt hơn. Trước hết, ta sẽ học hỏi từ họ rất nhiều đức tính tốt đẹp: sự quyết tâm, nỗ lực, bền bỉ, tình yêu thương con người,... Nhìn vào đấy, ta sẽ được tiếp thêm động lực để hoàn thiện bản thân hơn từng ngày. Khi thần tượng một ai đó, con người có xu hướng muốn trở nên giống người đó. Vậy nên, việc hâm mộ, yêu quý và học tập đúng người chính là bước đệm quan trọng giúp ta phát triển.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về Thần tượng một ai đó: Nên hay không nên


Đề 7: Nghị luận vềThành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên?


I. Dàn ý bài Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên?

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nên hay không nên thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường.
- Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân: Việc thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường là điều nên làm.
2. Thân bài: Lần lượt nêu những lí lẽ cụ thể và chứng minh:
- Câu lạc bộ đọc sách giúp học sinh củng cố, rèn luyện những kiến thức trên lớp:
+ Hoạt động nghiên cứu, thuyết trình, giới thiệu những cuốn sách liên quan đến các bài học chính khóa sẽ giúp củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh.
+ VD: Việc nghiên cứu và thuyết trình về một cuốn sách giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận, thuyết minh,...
- Câu lạc bộ đọc sách giúp kết nối, chia sẻ đam mê, lan tỏa và rèn luyện cho học sinh về văn hóa đọc:
+ Được giao lưu, tiếp xúc với các học sinh khác trong trường.
+ Có cơ hội gần gũi hơn với thầy cô trong trường.
+ Những hoạt động thường xuyên như điểm sách, các cuộc thi viết bài cảm nhận, thiết kế bìa sách,... sẽ giúp lan tỏa tình yêu sách đối với mọi người.
- Câu lạc bộ đọc sách giúp học sinh hình thành và rèn luyện thêm những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống:
+ Qua các hoạt động được tổ chức, học sinh có cơ hội tự làm việc, nghiên cứu, từ đó phát triển bộ kĩ năng mềm.
+ VD: kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức sự kiện, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin,...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của bản thân.
- Đưa ra đề xuất.

Bài văn mẫu Viết bài văn Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình hay nhất


II. Bài mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên

Hiện nay, trong các trường học đang xuất hiện những câu lạc bộ đọc sách. Việc này đã mang đến nhiều ý kiến trái chiều. Có người coi đó là việc thừa thãi, tốn thời gian. Có người lại nghĩ đó là một sự tích cực, đem lại vô vàn lợi ích cho cá nhân học sinh, nhà trường và xã hội. Theo quan điểm của bản thân, tôi hoàn toàn ủng hộ sự xuất hiện của những câu lạc bộ đọc sách này.

Đầu tiên, việc thành lập câu lạc bộ đọc sách sẽ giúp học sinh ôn tập và bổ trợ kiến thức. Khi tham gia các hoạt động đọc, giới thiệu về cuốn sách liên quan đến tác phẩm trong chương trình chính khóa, mỗi người không chỉ được củng cố về kiến thức mà còn có thêm nhiều góc nhìn, suy nghĩ, cảm nhận khác. Đồng thời, có thêm kinh nghiệm trong việc làm những dạng bài nghị luận văn học, thuyết minh ở trên lớp.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận vềThành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên


Đề 8: Nghị luận về Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?


I. Dàn ý trình bày ý kiến về vấn đề: Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
2. Thân bài:
* Nêu ra ý kiến, bày tỏ quan điểm của bản thân: Bảo tàng không nhàm chán như suy nghĩ của một số người.
* Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác:
- Nguyên nhân khiến mọi người không hứng thú với bảo tàng:
+ Mọi người không có niềm hứng thú hoặc không có điều kiện, thời gian để đi đến những viện bảo tàng.
+ Một bộ phận người Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến việc tìm hiểu các vấn đề về lịch sử, xã hội, văn hóa.
+ Chương trình học ở trên trường, lớp chưa đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh. Cách giảng dạy, truyền đạt khô khan khiến người học không mấy mặn mà với lịch sử.
+ Cách bài trí, trưng bày thiếu hợp lí, làm xao nhãng sự tập trung của người xem. Chưa có phương thức quảng bá phù hợp, rộng rãi đến mọi người.
- Lí do nên tham quan bảo tàng:
+ Bảo tàng là nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị, phản ánh một thời đại lịch sử, góp phần giữ gìn, phát huy nét đẹp truyền thống.
+ Bảo tàng đem đến cho người xem cảm giác chân thực, giúp mọi người tiếp cận với lịch sử một cách sinh động, trực quan. Đồng thời, cung cấp những kiến thức không được giảng dạy trong nhà trường.
+ Hiện nay, để nâng cao chất lượng quản lí và lan tỏa những giá trị xa xưa đến với mọi người, một số bảo tàng đã áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ - thông tin.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
 

II. Bài văn mẫu trình bày ý kiến về vấn đề: Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển khiến cho những giá trị văn hóa xưa kia dần bị mai một và đánh mất. Trong nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống của cha ông, nhà nước, cộng đồng luôn cố gắng bảo vệ, phục chế hiện vật và lưu giữ chúng trong các bảo tàng. Tuy nhiên, rất nhiều người có suy nghĩ phiến diện, một chiều, cho rằng bảo tàng vô cùng khô khan, nhàm chán. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm.

Lí do khiến mọi người cảm thấy như vậy là bởi mọi người không có niềm hứng thú hoặc không có điều kiện, thời gian để đi đến những viện bảo tàng. Do cuộc sống mưu sinh và gánh nặng "cơm áo gạo tiền" nên họ luôn trong trạng thái bận rộn, không còn thời gian để quan tâm đến những giá trị văn hóa, tinh thần xung quanh mình. Tiếp đến, thật không khó để nhận thấy một bộ phận người Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến việc tìm hiểu các vấn đề về lịch sử, xã hội, văn hóa.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người


Đề 9: Nghị luận về Trò chơi điện tử: lợi hay hại?


I. Dàn ý nghị luận về trò chơi điện tử: lợi hay hại?

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận trò chơi điện tử: lợi hay hại.
2. Thân bài:
* Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: trò chơi điện tử có hại.
* Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác:
- Một số tác hại của trò chơi điện tử:
+ Nghiện game khiến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
+ Gây một số bệnh về mắt, làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
+ Khiến tâm lí bất ổn, dễ cáu gắt.
+ Có những hành động bạo lực, không kiểm soát được bản thân.
- Một số lợi ích khi chơi điện tử một cách có kiểm soát và hợp lí:
+ Tâm trạng được giải tỏa.
+ Giúp rèn luyện, phát triển trí não.
+ Trau dồi ngôn ngữ.
- Đề xuất một số giải pháp:
+ Cân bằng giữa thời gian học tập và giải trí.
+ Nên chơi những trò chơi rèn luyện trí óc, thân thiện với người dùng. Tránh những tựa game bạo lực, kinh dị.
+ Tránh sa đà vào những cuộc vui, có nhận thức đúng đắn và cố gắng từ chối khi bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.


II. Bài văn mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống:Nghị luận về trò chơi điện tử: lợi hay hại?

Từ xưa, trò chơi dân gian đã trở thành một phần không thể thiếu đối với tuổi thơ của những thế hệ như ông bà, bố mẹ chúng ta. Thế nhưng, ngày nay, bên cạnh những trò chơi dân gian, ta còn chứng kiến một loại hình tiêu khiển vô cùng phát triển và nở rộ đó là trò chơi điện tử. Từ thực tế, mỗi người có thể thấy trò chơi điện tử "lợi bất cập hại".

Trò chơi điện tử là loại hình được phát triển bởi con người. Trò chơi điện tử từ khi xuất hiện đã thu hút, hấp dẫn được rất nhiều đối tượng, Đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngày nay, trò chơi điện tử ngày càng đa dạng, phong phú. Với đồ họa bắt mắt, nội dung hay ho, học sinh, sinh viên nhanh chóng bị cuốn vào các tựa game này mà không biết những nguy cơ, hiểm họa ẩn sau nó.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về Trò chơi điện tử: lợi hay hại
 

Đề 10: Nghị luận về việc phải trồng nhiều cây xanh


I. Dàn ý Nghị luận về việc phải trồng nhiều cây xanh:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Phải trồng nhiều cây xanh.
- Nêu khái quát quan điểm của bản thân: Hoàn toàn đồng ý.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày, giải thích và đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận:
- Những lợi ích mà cây xanh mang lại cho con người:
+ Lọc sạch bầu không khí, điều hòa khí hậu.
+ Rừng có tác dụng ngăn lũ lụt, chống xói mòn đất đai.
+ Cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất.
+ Cung cấp nguồn lương thực cho con người.
- Thực trạng hiện nay:
+ Rừng bị chặt phá gây nên sạt lở, lũ lụt thường xuyên.
+ Hệ sinh thái mất cân bằng, nhiều loài động vật không còn nơi cư trú.
+ Bầu không khí ô nhiễm trầm trọng dẫn đến vô số bệnh về hô hấp ở con người.
- Đề xuất giải pháp: Phải trồng nhiều cây xanh:
+ Tích cực tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng.
+ Ủng hộ những quỹ bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng của địa phương, quốc gia.
+ Lên án hành động chặt phá rừng bừa bãi.
+ Nhà nước cần đưa ra những quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp cá nhân hoặc tập thể cố tình vi phạm.
3. Kết bài:
- Tổng kết và khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Liên hệ mở rộng.


II. Bài văn mẫu Nghị luận về việc phải trồng nhiều cây xanh hay

Đất nước ta khi xưa từng tự hào với "rừng vàng biển bạc", với tài nguyên thiên nhiên hết sức giàu có, phong phú. Nhưng giờ đây, cùng với sự ô nhiễm của nguồn nước, những cánh rừng cũng dần bị chặt phá, đem tới hậu quả khôn lường. Vậy nên, theo em, việc trồng nhiều cây xanh là hết sức cần thiết.

Có thể thấy, cây xanh đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhân loại. Bên cạnh việc làm đẹp cho cảnh quan thiên nhiên, cây cối còn là "chiếc máy lọc không khí", là "lá phổi" của Trái Đất. Nó đem đến sự trong lành, mát mẻ cho con người quanh năm suốt tháng. Những khu rừng không chỉ là nơi cư trú của hàng loạt những loài động - thực vật mà còn giúp ngăn chặn lũ lụt, sạt lở. Rễ cây cắm sâu vào trong lòng đất, giúp đất đai màu mỡ, tránh xói mòn. Không chỉ vậy, cây xanh chính là nguồn tài nguyên quý giá trong hoạt động lao động sản xuất của con người, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về việc phải trồng nhiều cây xanh


Đề 11: Nghị luận về vấn đề Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà


I. Dàn ý Nghị luận về vấn đề Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà.
- Nêu khái quát quan điểm của bản thân: Đồng ý.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày, giải thích và đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của bản thân.
* Lợi ích của việc nuôi các con vật trong nhà:
- Giúp giải tỏa căng thẳng.
- Giúp bồi dưỡng sự tự tin, tình yêu thương,...
- Giúp ta học cách trở nên kiên nhẫn, giàu lòng trắc ẩn và có trách nhiệm hơn.
- Vật nuôi còn có thể giúp đỡ ta trong cuộc sống. Có những con vật đã cứu chủ nhân trong những hoàn cảnh nguy hiểm: mèo đánh nhau với rắn, chó bắt trộm,...
* Bài học nhận thức và hành động:
- Lên án hành động đánh đập các con vật.
- Yêu thương và đối xử tử tế với động vật.
3. Kết bài:
- Tổng kết và khẳng định lại ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Liên hệ mở rộng, đề xuất giải pháp, cách thức đối xử với vật nuôi.


II. Bài văn mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Nghị luận về vấn đề Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà

Việc nuôi thú cưng từ lâu đã là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng có các con vật nuôi trong nhà sẽ đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực. Bản thân em hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Việc có thêm một "thành viên" trong gia đình là điều vô cùng thú vị, ý nghĩa.

Đầu tiên, vật nuôi trong nhà sẽ giúp em và gia đình giải tỏa căng thẳng sau nhiều giờ học tập, làm việc. Sự xuất hiện của những con vật trung thành, đáng yêu có thể mang đến niềm an ủi cho con người. Chúng sẽ im lặng quanh quẩn bên cạnh hoặc sẽ kéo ta ra khỏi sự bực bội, tiêu cực bằng cách chạy nhảy, chơi đùa với ta. Cảm giác bình yên khi được thoải mái bày tỏ cảm xúc với một "người bạn" không bao giờ phán xét chính là liều thuốc chữa lành tâm hồn cho vô số người.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về vấn đề Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà


Đề 12: Nghị luận về việc sử dụng nước ngọt


I. Dàn ý Nghị luận về việc sử dụng nước ngọt:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: việc sử dụng nước ngọt.
- Nêu khái quát quan điểm của bản thân: Cần tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày, giải thích và đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Vai trò của nước ngọt:
+ Đem lại sự sống cho tất cả sinh vật sống trên Trái Đất.
+ Đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Hiện trạng nguồn nước ngọt trên thế giới:
+ Khan hiếm, chỉ chiếm một phần nhỏ trên bề mặt Trái Đất.
+ Phân bố không đồng đều.
+ Nhiều vùng nước ngọt (ao, hồ, sông, suối,...) bị ô nhiễm nặng nề.
- Đề xuất giải pháp: Phải sử dụng nước ngọt tiết kiệm, hợp lí:
+ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước bằng hành động: tắt nước khi không sử dụng, không xả rác bừa bãi ra môi trường,...
+ Nhà nước cần đưa ra những quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp cá nhân hoặc tập thể cố tình vi phạm, làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Tận dụng khoa học kĩ thuật để đưa ra những giải pháp làm sạch nguồn nước.
3. Kết bài:
- Tổng kết và khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Liên hệ mở rộng.

Bài văn Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn hay nhất


II. Bài văn Nghị luận về việc sử dụng nước ngọt hay nhất

Nước ngọt là nguồn sống vô giá của toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất. Vậy nhưng thứ đáng quý ấy lại vô cùng hữu hạn. Chính vì thế, để duy trì sự sống của toàn nhân loại, con người cần phải biết sử dụng nước ngọt một cách thông minh, tiết kiệm.

Trước hết, phải khẳng định lại: nước ngọt là nguồn tài nguyên vô cùng giá trị của con người cũng như rất nhiều loài động - thực vật khác. Không chỉ duy trì sự sống cho hành tinh, nước còn đóng vai trò quan trọng vào quá trình lao động sản xuất không ngừng nghỉ của xã hội loài người. Ta có thể thấy tầm quan trọng của nguồn nước ngọt đối với những công việc chăn nuôi, trồng trọt. Nếu thiếu đi nước ngọt, thế giới sẽ dần rơi vào sự diệt vong.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về việc sử dụng nước ngọt


Đề 13: Nghị luận về việc sử dụng bao bì ni lông


I. Dàn ý bài Nghị luận về việc sử dụng bao bì ni lông:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: việc sử dụng bao bì ni lông.
- Đưa ra quan điểm của bản thân: Sử dụng bao bì ni lông mang lại rất nhiều tác hại cho môi trường và cuộc sống con người.
2. Thân bài:
* Lần lượt đưa ra các lí lẽ để chứng minh cho ý kiến của bản thân:
- Bao bì ni lông gây hại cho môi trường:
+ Khó phân hủy, gây ô nhiễm đất, nước, không khí,...
+ Ảnh hưởng đến sự sống của các loài động - thực vật.
+ Làm cảnh quan đô thị trở nên mất thẩm mĩ.
- Bao bì ni lông làm ảnh hưởng đến đời sống con người:
+ Khiến môi trường sống bị ô nhiễm, gây nên nhiều bệnh về hô hấp, da liễu,...
+ Thực phẩm vừa chế biến xong mà được đựng trong bao bì ni lông có thể sinh ra các chất hóa học độc hại.
* Đề xuất giải pháp:
- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông, thay bằng túi giấy hoặc những chiếc túi vải sử dụng được nhiều lần.
- Tích cực tái chế những bao bì đã qua sử dụng.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.
- Đưa ra hình thức xử phạt thích đáng cho những hành động xả rác bừa bãi.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Rút ra bài học kinh nghiệm.


II. Bài mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Nghị luận về việc sử dụng bao bì ni lông

Bao bì ni lông là thứ đã quá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Sự xuất hiện của nó mang lại vô số những tranh cãi. Theo tôi, bao bì ni lông mang đến nhiều tác hại hơn là lợi ích đối với môi trường và đời sống con người.

Chất liệu để sản xuất ra bao bì ni lông chủ yếu là nhựa. Như mọi người đã biết, nhựa gần như không phân hủy. Vì thế, việc dùng bao bì ni lông quá nhiều khiến môi trường ngày một ô nhiễm. Ở khắp mọi nơi, con người sử dụng túi ni lông rất thường xuyên. Tuy vậy, đa số chúng chỉ được dùng một lần rồi bỏ đi, dẫn đến lượng rác thải ngày càng gia tăng. Chúng bị vứt ra ngoài đường, sông hồ. Thậm chí, ta còn thấy chúng trên những bãi biển, khu du lịch nghỉ dưỡng,... Không chỉ gây ô nhiễm, mất mĩ quan mà bao bì ni lông còn khiến nhiều loài sinh vật gặp nguy hiểm. Việc xử lí hàng tấn ni lông cũng không hề dễ dàng vì chúng cần thời gian rất dài để tự phân hủy.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về việc sử dụng bao bì ni lông


Đề 14: Nghị luận về hiện tượng học sinh chơi game


I. Dàn ý bài Nghị luận về hiện tượng học sinh chơi game:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề: hiện tượng học sinh chơi game.
- Đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận: Việc học sinh chơi game mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
2. Thân bài:
* Đưa ra những lí lẽ để chứng minh cho quan điểm của bản thân:
- Chơi game quá nhiều khiến học sinh bị xao nhãng khỏi việc học tập:
+ Không có thời gian để học bài, làm bài.
+ Tốn công sức, gây ra sự mệt mỏi khi đến lớp.
+ Gây ra sự tốn kém về tiền của.
- Các tựa game bạo lực khiến học sinh bị ảnh hưởng, gây nên những biến đổi, méo mó về tâm lí và hành động:
+ Thu mình lại, không có sự giao lưu với bạn bè ngoài đời thực.
+ Xa rời, mất kết nối với gia đình.
+ Bắt chước các hành động bạo lực, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
* Đề xuất giải pháp:
- Có sự giáo dục, dẫn dắt, quan tâm của gia đình và nhà trường ngay từ sớm.
- Bạn bè đồng trang lứa cần quan tâm, định hướng lẫn nhau theo con đường vui chơi lành mạnh.
- Phát triển những thú vui khác: hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao,...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Liên hệ mở rộng.


II. Bài mẫu tham khảo: Nghị luận về hiện tượng học sinh chơi game

Việc chơi game từ lâu đã là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Nó là hình thức giải trí rất phổ biến, đặc biệt đối với giới trẻ. Tuy vậy, bản thân tôi nhận thấy hiện tượng chơi game của học sinh lại mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Trước hết, do chưa có nhiều trải nghiệm nên những bạn trẻ còn đang tuổi cắp sách đến trường rất dễ bị cuốn hút bởi các trò chơi điện tử, gây xao nhãng việc học tập. Khi quá tập trung vào trò chơi, con người sẽ quên mất thời gian. Quỹ thời gian trong ngày bị giảm sút, học sinh không thể hoàn thành bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới, dần sinh ra thói lười nhác và phụ thuộc. Để có thể qua mắt giáo viên, nhiều người đã mượn bài vở của bạn rồi chép. Từ đây, kết quả học tập ngày càng giảm sút, điểm số đi xuống một cách rõ ràng. Có những người bỏ ăn, bỏ ngủ để chơi game.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về hiện tượng học sinh chơi game


Đề 15: Nghị luận về một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường


I. Dàn ý bài Nghị luận về một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường - Tính trung thực trong học tập:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Trung thực trong học tập.
- Đưa ra quan điểm của bản thân: Đây là hành động đáng được biểu dương và học tập.
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Trung thực là đức tính tốt của con người, đáng để học hỏi và phát triển.
- Trung thực trong học tập là tuân thủ những nội quy nhà trường đưa ra
* Lí do việc trung thực trong học tập lại đáng quý:
- Giúp học sinh rèn luyện, hoàn thiện nhân cách.
- "Học thật" để tự xây dựng nền tảng tri thức vững chắc cho bản thân.
- Đem lại sự yêu mến, ngưỡng mộ của thầy cô, bạn bè.
- Mang đến ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng.
* Lật lại vấn đề:
- Tình trạng gian lận trong thi cử vẫn rất phổ biến.
- Vẫn còn nhiều trường hợp lừa thầy dối bạn.
* Đề xuất giải pháp:
- Mỗi người cần tự có ý thức thay đổi, phát triển và hoàn thiện bản thân.
- Khuyến khích sự định hướng, dạy dỗ phù hợp từ gia đình và nhà trường.
- Lên án những hành động thiếu trung thực.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề đã nêu.
- Liên hệ mở rộng.

II. Bài mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Nghị luận về hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội, vấn đề đạo đức con người ngày càng được đề cao. Đối với học sinh - thế hệ mầm non tương lai của đất nước, có rất nhiều điều cần phải rèn luyện. Trong số đó, không thể không kể đến việc trung thực trong học tập. Đây là một đức tính cần được biểu dương và khen ngợi.

Để hoàn thiện nhân cách, con người chúng ta không thể bỏ qua lòng trung thực. Trung thực đồng nghĩa với việc tôn trọng sự thật, chân lí và lẽ phải. Vậy, trung thực trong học tập chính là sự ngay thẳng, không gian dối của người học sinh. Thái độ ấy sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của con người trong tương lai.... (Còn tiếp)

=> Xem đầy đủ bài văn mẫu tại Nghị luận về một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường

Hy vọng với bài văn mẫu Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 6, các em sẽ có thêm được nhiều gợi ý, biết triển khai ý tưởng cũng như lựa chọn chủ đề phù hợp, cảm thấy mình viết tốt nhất để viết. Các em có thể xem thêm nhiều bài văn mẫu lớp 6 khác trên Taimienphi.vn nhé.

Các em gặp đề bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 6. Vậy hãy cùng xem các gợi ý bài văn mẫu và dàn ý Nghị luận về Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng, Nghị luận về Thái độ đối với người khuyết tật, Nghị luận về Noi gương những người thành công... để triển khai ý, viết bài tốt hơn cũng như viết chủ đề mà mình cảm thấy tự tin.
Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Giải toán lớp 6 trang 56 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức

ĐỌC NHIỀU