1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề nêu ra ý kiến.
2. Triển khai:
- Nêu ý kiến của bản thân về việc đồng tình hay không đồng tình với vấn đề được đưa ra. - Giải thích lý do đồng tình với ý kiến Thị Mầu là người lẳng lơ, xấu tính. Điều này được thể hiện qua:
+ Lời nói thiếu tôn trọng Kính Tâm, không phù hợp với nơi cửa chùa.
+ Hành động sỗ sàng, tìm chỗ nấp, xông ra nắm tay Tiểu Kính, thấy Tiểu Kính chạy thì đuổi theo.
- Nêu ra ý kiến khác:
+ Xét trong xã hội phong kiến, Thị Mầu đáng bị lên án vì không giữ tiết hạnh của người phụ nữ.
+ Nếu Thị Mầu sống trong xã hội hiện đại thì hành động của Thị Mầu cho thấy nàng là người dám sống thực với bản thân, đáng thương hơn đáng trách.
3. Kết luận:
- Khái quát, khẳng định lại vấn đề.
Đến với buổi thực hành Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau ngày hôm nay, em xin gửi tới cô và các bạn phần trình bày của mình về vấn đề: "Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích: Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách. Trình bày ý kiến của em về vấn đề này". Em mời cô và các bạn cùng lắng nghe.
Sau khi đọc đoạn trích "Thị Mầu lên chùa" (trích chèo "Quan Âm Thị Kính"), mọi người thường đưa ra hai quan điểm: thứ nhất, Thị Mầu là người lẳng lơ, xấu tính; thứ hai, Thị Mầu là người phụ nữ dám thể hiện bản thân, đáng thương hơn đáng trách. Vậy các bạn đồng ý với quan điểm nào? Còn mình, mình lại đồng thuận với ý kiến đầu tiên.
Thị Mầu trong văn bản hiện lên với vẻ lẳng lơ, táo bạo. Tính cách ấy thể hiện qua lời nói, hành động mà Mầu bộc lộ ra bên ngoài. Chùa chiền là chốn trang nghiêm nhưng thị lại nói năng không phù hợp. Vừa thấy chú tiểu đẹp liền đem lòng si mê, tự hỏi bản thân "Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?". Mầu không tiếc lời khen "Người đâu đến ở chùa này/ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang". Cảm thấy câu nói của mình chưa đủ sức lay động Kính Tâm, nàng đề nghị Tiểu Kính để mõ mình đánh cho. Thậm chí, nàng còn buông lời trêu ghẹo "Bỏ mõ em đánh cho nào. Người đâu mà thấy gái mà lại chạy thế!" khiến chú tiểu sợ hãi đi mất. Hành động của Thị Mầu không phù hợp ở chốn chùa chiền, đi ngược lại với quy chuẩn đạo đức. Xét trong xã hội xưa, Thị Mầu đáng bị lên án vì không giữ tiết hạnh của người phụ nữ "tam tòng tứ đức".
Có thể nói, đoạn trích "Thị Mầu lên chùa" đã cho chúng ta thấy được thái độ mỉa mai, phê phán của tác giả dân gian đối với những người phụ nữ lẳng lơ, xấu xí như Thị Mầu.
Thưa cô và các bạn, bài trình bày của em đến đây là hết. Em cảm ơn mọi người đã theo dõi phần thuyết trình trên. Em rất mong được lắng nghe ý kiến đóng góp để bài chuẩn bị ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Qua bài nói mẫu trên, các em có thể hình dung ra bản tính phóng đãng, lả lơi của nhân vật Thị Mầu. Các em đồng tình hay phản đối với ý kiến được đưa ra? Hãy cùng chia sẻ quan điểm, thái độ của mình cho mọi người nhé!
Các bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Viết đoạn văn sử dụng các từ ngữ gợi cảm, thể hiện niềm vui giao cảm với thiên nhiên của con người
- Phân tích, đánh giá một bài thơ