Tìm hiểu FileSystemObject (FSO) trong VBA (Phần 2)

Để dễ hình dung cách sử dụng FileSystemObject (FSO) trong VBA như thế nào, bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giới thiệu cho bạn một số ví dụ về FileSystemObject trong VBA.

Mục Lục bài viết:
1. Ví dụ về FileSystemObject trong VBA.
     1.1. Ví dụ 1: Kiểm tra xem các file hoặc thư mục có tồn tại hay không
     1.2. Ví dụ 2: Tạo thư mục mới trong vị trí đã chỉ định
     1.3. Ví dụ 3: Lấy danh sách tên tất cả các file trong một thư mục
     1.4. Ví dụ 4: Lấy danh sách tất cả các thư mục con trong một thư mục cụ thể
     1.5. Ví dụ 5: Sao chép file từ thư mục này sang thư mục khác
     1.6. Ví dụ 6: Sao chép tất cả các file từ thư mục này sang thư mục khác

 

1. Ví dụ về FileSystemObject trong VBA

Dưới đây là một số ví dụ để bạn dễ hình dung hơn cách sử dụng FileSystemObject trong VBA.

 

1.1 Ví dụ 1: Kiểm tra xem các file hoặc thư mục có tồn tại hay không

Đoạn mã dưới đây sẽ kiểm tra xem thư mục có tên Test có tồn tại hay không trong vị trí cụ thể đã chỉ định.

Nếu thư mục tồn tại, điều kiện IF là True và nó sẽ hiển thị thông báo "thư mục tồn tại" trong hộp thoại thông báo. Nếu thư mục không tồn tại nó sẽ hiển thị thông báo "thư mục không tồn tại".

Sub CheckFolderExist()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Set MyFSO = New FileSystemObject

If MyFSO.FolderExists("C:\Users\sumit\Desktop\Test") Then

MsgBox "thư mục tồn tại"

Else

MsgBox "thư mục không tồn tại"

End If

End Sub

Tương tự, chúng ta cũng có thể kiểm tra xem một file có tồn tại hay không.

Đoạn mã dưới đây kiểm tra xem file có tên Test.xlsx có tồn tại trong thư mục cụ thể hay không:

Sub CheckFileExist()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Set MyFSO = New FileSystemObject

If MyFSO.FileExists("C:\Users\sumit\Desktop\Test\Test.xlsx") Then

MsgBox "File có tồn tại"

Else

MsgBox "File không tồn tại"

End If

End Sub

 

1.2 Ví dụ 2: Tạo thư mục mới trong vị trí đã chỉ định

Đoạn mã dưới đây tạo thư mục có tên Test trong ổ C trên hệ thống (chúng ta sẽ phải chỉ định đường dẫn trên hệ thống của mình, nơi muốn tạo thư mục).

Sub taothumuc()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Set MyFSO = New FileSystemObject

MyFSO.taothumuc ("C:\Users\sumit\Desktop\Test")

End Sub

Đoạn mã trên đây sẽ trả về thông báo lỗi trong trường hợp nếu thư mục đã tồn tại.

Đoạn mã dưới đây kiểm tra xem thư mục đã tồn tại hay chưa và tạo thư mục nếu chưa có. Trong trường hợp nếu thư mục đã tồn tại, nó sẽ hiển thị thông báo lỗi. Để kiểm tra thư mục đã tồn tại hay chưa, chúng ta sử dụng phương thức FolderExists của FSO:

Sub taothumuc()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Set MyFSO = New FileSystemObject

If MyFSO.thu muc ton tai ("C:\Users\sumit\Desktop\Test") Then

MsgBox "thư mục đã tồn tại"

Else

MyFSO.tao thu muc ("C:\Users\sumit\Desktop\Test")

End If

End Sub

 

1.3 Ví dụ 3: Lấy danh sách tên tất cả các file trong một thư mục

Sử dụng đoạn mã dưới đây để hiển thị tên của tất cả các file trong một thư mục cụ thể:

Sub lay ten file ()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Dim MyFile As File

Dim MyFolder As Folder

Set MyFSO = New Scripting.FileSystemObject

Set MyFolder = MyFSO.GetFolder("C:\Users\sumit\Desktop\Test")

For Each MyFile In MyFolder.Files

Debug.Print MyFile.Name

Next MyFile

End Sub

Đoạn mã này phức tạp hơn một chút so với các đoạn mã mà Taimienphi.vn đã giới thiệu ở trên.

Như đã đề cập ở trên, khi tham chiếu thư viện Microsoft Scripting Runtime Library, chúng ta có thể sử dụng FileSystemObject cũng như tất cả các đối tượng khác (như File và Folder).

Trong đoạn mã trên, chúng ta sử dụng 3 đối tượng là FileSystemObject, File và Folder. Điều này cho phép chúng ta đi qua từng file trong thư mục được chỉ định sau đó sử dụng thuộc tính name để lấy danh sách tên tất cả các file.

Lưu ý: trong đoạn mã trên chúng ta đang sử dụng Debug.Print để lấy tên của tất cả các file. Các tên này sẽ được liệt kê và hiển thị trên cửa sổ trên VB Editor.

 

1.4 Ví dụ 4: Lấy danh sách tất cả các thư mục con trong một thư mục cụ thể

Đoạn mã dưới đây sẽ hiển thị tên tất cả các thư mục con trong thư mục cụ thể được chỉ định:

Sub lay ten thu muc con ()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Dim MyFile As File

Dim MyFolder As Folder

Dim MySubFolder As Folder

Set MyFSO = New Scripting.FileSystemObject

Set MyFolder = MyFSO.GetFolder("C:\Users\sumit\Desktop\Test")

For Each MySubFolder In MyFolder.SubFolders

Debug.Print MySubFolder.Name

Next MySubFolder

End Sub

 

1.5 Ví dụ 5: Sao chép file từ thư mục này sang thư mục khác

Đoạn mã dưới đây sao chép file từ thư mục Source sang thư mục Destination:

Sub sao chep file()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Dim SourceFile As String

Dim DestinationFolder As String

Set MyFSO = New Scripting.FileSystemObject

SourceFile = "C:\Users\sumit\Desktop\Source\SampleFile.xlsx"

DestinationFolder = "C:\Users\sumit\Desktop\Destination"

MyFSO.CopyFile Source:=SourceFile, Destination:=DestinationFolder & "\SampleFileCopy.xlsx"

End Sub

Trong đoạn mã trên chúng ta sử dụng 2 biến SourceFile và DestinationFolder.

Trong đó, biến Source File giữ địa chỉ của file mà chúng ta muốn sao chép và biến DestinationFolder giữ địa chỉ của thư mục mà chúng ta muốn sao chép file vào.

Lưu ý: khi sao chép file, nếu chỉ cung cấp tên thư mục đích thôi là chưa đủ. Chúng ta phải chỉ định tên file, và có thể sử dụng cùng một tên file hoặc thay đổi. Trong ví dụ trên Taimienphi.vn sao chép file và đặt tên là SampleFileCopy.xlsx.

 

1.6 Ví dụ 6: Sao chép tất cả các file từ thư mục này sang thư mục khác

Đoạn mã dưới đây sao chép tất cả các file từ thư mục Source sang thư mục Destination:

Sub sao chep tat ca cac file()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Dim MyFile As File

Dim SourceFolder As String

Dim DestinationFolder As String

Dim MyFolder As Folder

Dim MySubFolder As Folder

SourceFolder = "C:\Users\sumit\Desktop\Source"

DestinationFolder = "C:\Users\sumit\Desktop\Destination"

Set MyFSO = New Scripting.FileSystemObject

Set MyFolder = MyFSO.GetFolder(SourceFolder)

For Each MyFile In MyFolder.Files

MyFSO.CopyFile Source:=MyFSO.GetFile(MyFile), _

Destination:=DestinationFolder & "\" & MyFile.Name, Overwritefiles:=False

Next MyFile

End Sub

Lưu ý: Trong phương thức MyFSO.CopyFile, chúng ta chỉ định thuộc tính Overwritefiles là False (mặc định là True). Điều này để đảm bảo trong trường hợp nếu file đã có trong thư mục, file đó sẽ không được sao chép. Nếu xóa Overwritefiles hoặc thiết lập giá trị là False, trong trường hợp nếu có các file bị trùng trong thư mục đích có cùng tên, các file này sẽ bị ghi đè.

Nếu chỉ muốn sao chép các file của một tiện ích mở rộng cụ thể, chúng ta có thể làm được điều này bằng cách sử dụng lệnh IF Then để kiểm tra xem tiện ích mở rộng có phải là xlsx hay không.

Sub chi sao chep file Excel ()

Dim MyFSO As FileSystemObject

Dim MyFile As File

Dim SourceFolder As String

Dim DestinationFolder As String

Dim MyFolder As Folder

Dim MySubFolder As Folder

SourceFolder = "C:\Users\sumit\Desktop\Source"

DestinationFolder = "C:\Users\sumit\Desktop\Destination"

Set MyFSO = New Scripting.FileSystemObject

Set MyFolder = MyFSO.GetFolder(SourceFolder)

For Each MyFile In MyFolder.Files

If MyFSO.GetExtensionName(MyFile) = "xlsx" Then

MyFSO.CopyFile Source:=MyFSO.GetFile(MyFile), _

Destination:=DestinationFolder & "\" & MyFile.Name, Overwritefiles:=False

End If

Next MyFile

Bài viết tìm hiểu FileSystemObject trong VBA (Phần 2) trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn một số ví dụ về FileSystemObject trong VBA. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu thêm về hàm TRIM trong Excel VBA nhé.

Trong bài viết Tìm hiểu FileSystemObject (FSO) trong VBA (Phần 1), Taimienphi.vn đã giới thiệu cho bạn về FileSystemObject (FSO) là gì? Cách kích hoạt FileSystemObject trong VBA như thế nào? Bài viết dưới đây Taimienohi.vn sẽ giới thiệu tiếp cho bạn một số ví dụ về FileSystemObject trong VBA.
Cách kích hoạt FileSystemObject trong VBA
Tất tần tật về VBA trong Excel (Phần 1)
Tất tần tật về VBA trong Excel (Phần 3)
Hàm TRIM trong Excel VBA
Sử dụng Autofilter trong VBA (Phần 2)
Hàm MsgBox trong VBA

ĐỌC NHIỀU