Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều

Đề bài: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều

Viết đoạn văn ngắn về trò chơi thả diều hay nhất
 

I. Dàn ý Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về cuộc thi thả diều.
2. Thân bài:
a. Những quy tắc khi thi thả diều:
- Số lượng người tham gia: không giới hạn.
- Không gian diễn ra trò chơi: ở bãi đất rộng.
- Thời điểm diễn ra trò chơi: vào mùa hè, gió to.
b. Miêu tả luật thi thả diều:
* Quá trình làm diều:
- Khung diều:
+ Khung diều được làm từ những cây tre già, có kích thước dài, thân cây thẳng, mịn, đã rụng hết lá.
+ Sau đó được các nghệ nhân hong cho thật khô và vót theo kích thước phù hợp.
- Thân diều và đuôi diều:
+ Được làm từ giấy tráng, giấy kiếng hoặc loại giấy có độ dai.
- Dây diều: được lấy từ chỉ khâu hoặc tơ tắm.
- Ngoài ra, diều còn phải làm từ ống suốt có kích thước lớn, bánh xe cuộn dây ở hai đầu để thả dây cho nhanh.
* Luật lệ thi diều:
- Tùy vào số lượng người tham gia để chia đội. Mỗi đội có 3 người.
- Khi hiệu lệnh vang lên, những người trong đội sẽ vào vị trí. Một người cầm dây, một người điều khiển còn một người đâm diều lên cao.
- Tiếp đến, ban chủ khảo sẽ thắp một nén hương để tính giờ. Dứt tiếng loa gọi, người đâm diều kéo diều lên cao.
- Diều lên cho đến khi ở dưới thấy nhỏ bằng một chiếc lá.
- Sau khi có yêu cầu đấu dây từ ban giám khảo, các đấu thủ phải di chuyển về một điểm để ban giám khảo chấm điểm.
- Hết thời gian quy định, đấu thủ điều khiển cho diều lao xuống như mũi tên bắn thẳng từ khoảng cách 30m.
- Ý nghĩa của cuộc thi thả diều:
+ Tạo nên bầu không khí sôi nổi, vui tươi.
+ Giúp gắn kết mọi người.
+ Rèn luyện khả năng tập trung, khéo léo.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của cuộc thi.

Bài văn mẫu và dàn ý Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều hay
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi thi thả diều tham khảo:
 

1. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều - mẫu số 1:

Thả diều vốn là một trò chơi quen thuộc của nhiều lứa tuổi ở nông thôn Việt Nam. Nó không chỉ dừng lại ở thú tiêu khiển mà còn trở thành nét đẹp văn hóa, một phần không thể thiếu trong các lễ hội. Nhắc đến hội thi thả diều, ta không thể không nhắc tới lễ hội thả diều được tổ chức tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Thông thường, hội thi được tổ chức tại sân đình để khi diều bay lên, cánh diều trông giống như đàn chim bay về tổ. Lễ hội thả diều ở Hà Nam được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Nhưng việc làm diều đã được chuẩn bị chu đáo từ nhiều tháng trở về trước. Để làm được một con diều đem đi dự thi cần phải bỏ ra công sức và tâm huyết. Từ việc kiếm các nguyên liệu cho đến khi hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết, để làm khung diều, người dân phải kiếm những cây tre già, có kích thước dài, thân cây thẳng, mịn, đã rụng hết lá. Sau đó, các nghệ nhân hong cho thật khô và vót theo kích thước phù hợp với từng bộ phận. Thân diều và đuôi diều được làm từ giấy tráng, kiếng hoặc loại giấy có độ dai, dẻo, không dễ bị rách. Khi đã làm được khung cũng như tìm được loại giấy ưng ý, nghệ nhân tiến hành tạo hình, dán giấy lên khung và trang trí theo hình thù, màu sắc mà mình ưa thích. Chiếc diều sẽ không đạt nếu như thiếu đi mất dây. Đối với diều có kích thước lớn, đuôi diều được lấy từ sợi dù và dùng chỉ khâu với loại diều nhỏ hơn. Ngoài ra, diều còn phải làm từ ống suốt có kích thước lớn, bánh xe cuộn dây ở hai đầu để thả dây cho nhanh.

Vào ngày diễn ra cuộc thi, các thanh niên trong làng sẽ mang diều đến đấu. Tùy vào số lượng người tham gia để chia đội. Mỗi đội có 3 người. Khi hiệu lệnh vang lên, những người trong đội sẽ vào vị trí. Một người cầm dây, một người điều khiển còn một người đâm diều lên cao. Tiếp đến, ban chủ khảo sẽ thắp một nén hương để tính giờ. Dứt tiếng loa gọi, người đâm diều kéo diều lên cao. Diều lên cho đến khi người ở dưới thấy diều nhỏ bằng một chiếc lá. Sau khi có yêu cầu đấu dây từ ban giám khảo, các đấu thủ phải di chuyển về một điểm để ban giám khảo chấm điểm. Hết thời gian quy định, đấu thủ điều khiển cho diều lao xuống như mũi tên bắn thẳng từ khoảng cách 30m. Các đội chơi thu diều và tập hợp trước sân đình để nghe kết quả của ban tổ chức.

Có thể nói, lễ hội thả diều là dịp để các thanh niên trong làng thi tài cũng là khoảng thời gian để mọi người tề tựu, trò chuyện, giao lưu với nhau. Tiếng nói cười trong ngày hội đem đến khoảng không gian yên bình, rộn ràng cho chốn thôn quê. Đồng thời, cũng làm tăng thêm sắc đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc của cha ông.
 

2. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều - mẫu số 2:

Bên cạnh những hội thi thả diều được tổ chức thường xuyên ở các buổi hội làng, lễ hội còn có những hội thi được tổ chức giữa các cá nhân và một vài nhóm nhỏ đam mê chơi diều. Đây được coi là hoạt động độc đáo, góp phần giữ gìn, truyền bá loại hình trò chơi dân gian.

Cuộc thi thả diều thường không giới hạn độ tuổi cũng như số lượng người tham gia. Bất cứ ai yêu thích thả diều đều có thể tham dự. Tuy nhiên, để có được một trận đấu diều kịch tính, hấp dẫn, các đấu thủ phải dành ra khoảng thời gian chuẩn bị hết sức tỉ mẩn, công phu.

Những con diều trải qua rất nhiều bước làm. Trước hết là khung diều. Khung diều được làm từ thân tre hoặc loại gỗ có độ cứng vừa phải, dễ uốn. Sau đó, được chám lên bởi các loại giấy có tính đàn hồi cao, không bị rách khi có gió lớn. Tùy vào sở thích mà mỗi người sẽ trang trí một màu sắc, hình thù riêng. Đặc biệt, để khiến cho chiếc diều thêm đẹp và đặc sắc, người chơi diều sẽ gắn lên đuôi một ống sáo lớn. Sợi dù sẽ được dùng làm dây diều.

Để buổi thi diễn ra suôn sẻ, các đấu thủ phải chọn một bãi đất rộng, thoáng mát. Đặc biệt, gió quang, trời trong sẽ là điều kiện lí tưởng và thích hợp cho con diều lên cao nhất. Bắt đầu cuộc thi, tất cả tiến hành đâm diều. Người đâm diều cầm diều chạy thật nhanh phía trước, thuận theo chiều gió. Đến khi diều lên thì buông tay và thả dây từ từ. Diều của ai lên cao, trụ được lâu nhất thì trở thành người chiến thắng.

Như vậy, để tổ chức một cuộc thi thả diều không hề khó. Chỉ cần chúng ta thật sự yêu thích và đam mê chúng. Đây vừa là cách để rèn luyện sự khéo léo của bản thân vừa góp phần gìn giữ trò chơi dân gian.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Ngày nay, chỉ cần trở về vùng nông thôn Việt nam, các em sẽ được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vu.Mời các em xem thêm một số bài văn mẫu lớp 7 khác trong chương trình Ngữ văn 7, Kết nối tri thức như:
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê

Các em sẽ chọn trò chơi dân gian nào cho bài thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động trong sách Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì II? Cùng tham khảo ngay bài Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều dưới đây để có thêm những gợi ý cần thiết nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU