Thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đáp

Đề bài: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đáp

Bài văn mẫu Thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ hát đối đáp hay nhất
 

Đề số 1: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đáp:


I. Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đáp:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về cuộc thi hát đối đáp.
2. Thân bài:
* Miêu tả về quy tắc cuộc thi:
- Mục đích: tạo nên bầu không khí vui tươi, giúp các bạn học sinh am hiểu về các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ Việt Nam.
- Số lượng: chia hai nhóm, mỗi nhóm từ 3-5 người.
- Địa điểm: bất cứ nơi đâu.
* Miêu tả luật thi:
- Oẳn tù tì để chia ra làm các đội khác nhau.
- Chọn một người am hiểu về các bài hát để làm quản trò.
- Chọn một chủ đề để người chơi có thể tìm những bài hát xung quanh chủ đề đó.
- Đội nào không hát đối lại được thì đội đó thua cuộc.
* Cách chơi:
- Sau khi đã chia đội, các đội sẽ tiến hành oẳn tù tì để chọn ra đội bắt đầu lượt chơi.
- Đội chiến thắng sẽ được ra chủ đề trước còn những đội phía sau phải hát tìm và hát đối đáp lại một bài hát có chủ đề tương tự.
- Mỗi đội sẽ có khoảng 30 giây để suy nghĩ về bài hát tiếp theo. Nếu hết thời gian quy định mà đội đó vẫn không hát được hoặc hát bài hát trùng lặp với đội trước thì thua.
* Nêu một số tác dụng của cuộc thi:
- Tăng khả năng lưu trữ, ghi nhớ thông tin.
- Kích thích khả năng nghệ thuật.
- Tạo nên bầu không khí vui vẻ, gia tăng sự đoàn kết, gắn bó.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của cuộc thi.
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đáp tham khảo:

Hát đối đáp được biết đến nhiều nhất qua lễ hội hát giao duyên quan họ Bắc Ninh. Thế nhưng, ta hoàn toàn có thể tổ chức ra những cuộc thi đối đáp trong trường học dựa trên quy tắc, luật lệ của hội thi Quan họ.

Nếu như quan họ Bắc Ninh dành riêng cho liền anh, liền chị trong tuổi cập kê hoặc những nghệ nhân thâm niên thì hát đối đáp trong trường học lại được thay đổi để phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hát đối đáp không chỉ giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết về thơ ca, ca dao, nhịp điệu, lời hát mà còn rèn luyện phản xạ nhanh nhạy cùng tinh thần đoàn kết, gắn bó để giành chiến thắng.

Các bạn học sinh có thể tổ chức ở bất cứ nơi đâu với số lượng không giới hạn. Mục đích của cuộc thi chính là tìm ra đội chơi có tài đối đáp và ứng biến linh hoạt nhất. Tùy vào số lượng người mà chúng ta sẽ chia làm các đội khác nhau. Mỗi đội cần có từ 3-5 người.

Người chơi có thể chia đội thông qua việc oẳn tù tì hoặc tự chọn. Tiếp đến, mọi người cần chọn ra một người am hiểu về các bài hát làm quản trò. Kết thúc cuộc thi, đội nào không hát đối lại được thì đội đó thua cuộc.

Cuộc thi hát đối đáp có thể chia ra làm ba vòng khác nhau. Ở vòng khởi động, các đội chơi sẽ tiến hành nghe một giai điệu bất kì do quản trò đưa ra. Đội nào giơ tay hoặc ra tín hiệu sớm nhất thì giành được cơ hội trả lời. Nếu trả lời đúng ghi một điểm, trả lời sai không được tính điểm và phải nhường quyền trả lời cho các đội khác. Kết thúc vòng chơi thứ nhất, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ đi tiếp vào vòng tiếp theo.

Ở vòng chinh phục, đội giành nhiều điểm nhất trong vòng một sẽ có quyền vào thẳng chung kết. Quản trò là người yêu cầu các thành viên trong những đội còn lại hát tiếp câu tiếp theo mà quản trò đưa ra. Nếu đội nào giành được nhiều điểm nhất thì có cơ hội góp mặt trong vòng sau.

Kết thúc vòng hai, đội cuối cùng sẽ tiến hành đối mặt với đội đã chiến thắng ở vòng khởi động. Trong phần về đích này, quản trò yêu cầu hai đội oẳn tù tì để tìm người đi trước. Đội thắng sẽ có quyền hát một bài hát bất kì và đội còn lại phải tìm ra được bài hát có chủ đề, giai điệu hoặc nội dung tương tự. Mỗi đội sẽ có khoảng 30 giây để suy nghĩ về bài hát tiếp theo. Nếu hết thời gian quy định mà đội đó vẫn không hát được hoặc hát bài hát trùng lặp với đội trước thì thua.

Như vậy, để tổ chức một cuộc thi hát đối đáp trong lớp, trường học không hề đơn giản. Thông qua trò chơi này, các bạn sẽ có thể mở rộng tầm hiểu biết cũng như phô diễn tài năng ca hát của mình.

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ hay của học sinh giỏi
 

Đề số 2: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi hát đối đáp quan họ.
 

I. Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi hát đối đáp quan họ:

1. Mở bài:
- Giới thiệu hội thi hát đối đáp quan họ.
2. Thân bài:
* Miêu tả luật lệ hát đối đáp:
- Đối tượng tham dự: người lớn, bao gồm cả nam lẫn nữ.
- Đối đáp được chia ra làm 3 loại:
+ Đối đáp nam - nữ: nữ được hát trước sau đó nam đối lại, cứ thế kéo dài đến hết canh hát.
+ Đối giọng: bên nữ hát có làn điệu nào thì bên nam phải hát làn điệu tương tự.
+ Đối lời: đối theo lĩnh vực thơ ca.
* Nêu ý nghĩa của cuộc thi hát đối đáp:
- Trở thành nét đẹp văn hóa.
- Thể hiện mơ ước, khao khát của người dân về một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của cuộc thi.
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi hát đối đáp quan họ:

Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quan họ chứa đựng nhiều giá trị sâu sắc, được nhiều người yêu thích và biết đến. Quan họ hấp dẫn người xem không chỉ bởi nét duyên dáng của các liền anh, liền chị mà còn nằm ở luật lệ, lề lối chặt chẽ.

Hát đối đáp Quan họ thường được tổ chức thường xuyên tại Bắc Ninh. Các liền anh, liền chị áo mớ ba, mớ bảy, áo the khăn xếp cùng nhau cất lên những tiếng ca mê hoặc lòng người. Trong các buổi hội làng, người dân cùng tổ chức canh hát. Canh hát thường giữ đúng theo quy chuẩn mà quan họ nguyên thủy đã đề ra. Một canh thường kéo dài từ 7,8 giờ tối ngày hôm trước đến 2,3 giờ sáng ngày hôm sau. Đôi khi, hội làng mở dài ngày, có nhiều canh kéo dài đến 2, 3 ngày đêm.

Bao giờ một canh hát cũng tuân theo quy định đã đề ra, bao gồm: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời, hát đôi nam với đôi nữ. Đối đáp nam nữ được bắt đầu với việc người nữ xướng lên. Nữ được hát trước sau đó nam đối lại, cứ thế kéo dài đến hết canh. Còn đối giọng là khi bên nữ hát làn điệu nào thì bên nam phải hát làn điệu tương tự như thế. Khác với đối giọng, đối lời yêu cầu người hát phải am hiểu về lĩnh vực thơ ca. Đặc biệt, nếu bên hát trước đã hát một lời ca nào đó thì bên hát sau cũng phải sử dụng làn điệu y như đối phương, song phải có sự thay đổi về lời. Tuy nhiên, ý nghĩa của lời hát vẫn phải tương đồng, gắn bó với lời hát của người trước để tạo nên sự hô ứng, đối xứng.

Như vậy, hát đối nam nữ, đối giọng, đối lời đã tạo nên tính chỉnh thể, chặt chẽ của lề lối Quan họ xưa. Điều này cũng là nét đặc trưng, tiêu biểu của nhiều dòng dân ca khác. Tuy nhiên, sự phức tạp trong câu từ cũng như giai điệu đòi hỏi những liền anh, liền chị phải sáng tạo, trau chuốt không ngừng. Đây cũng chính là lí do khiến Quan họ đạt tới đỉnh cao mới về nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca.

Từ những làn điệu đậm chất trữ tình, Quan họ xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể. Bất cứ ai đã từng thưởng thức một làn điệu dân ca, đều không thể quên và đem theo thương nhớ. Dân ca Quan họ xứng đáng trở thành biểu tượng văn hóa tốt đẹp của vùng Kinh Bắc.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Hi vọng từ những gợi ý mà Taimienphi.vn đưa ra, các em có thể hoàn thành bài thuyết minh một cách mạch lạc, dễ hiểu và hấp dẫn. Ngoài bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của cuộc thi đối đáp, các em có thể xem thêm văn mẫu lớp 7 khác:
- Đoạn văn Em mong muốn sự sống và môi trường trên Trái Đất khôi phục được nhịp điệu hài hòa
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ

Hát đối đáp là một hoạt động vô cùng hấp dẫn, cuốn hút. Các em cùng bỏ túi một số gợi ý cho bài Thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đáp, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì II qua bài văn mẫu mà Taimienphi.vn biên soạn dưới đây nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU