Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em

Đề bài: Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em

Mẹo Cách làm bài văn thuyết minh hay


I. Dàn ý Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em

1. Mở bài
Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích nhỏ nằm lặng lẽ êm đềm tại một vùng quê của tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Thân bài

* Vị trí địa lý:
- Thuộc địa phận của làng Thanh Thuỷ Chanh, xã Hương Thủy, thành phố Huế
- Cách trung tâm thành phố về phía Đông 7,9 km

* Nguồn gốc hình thành, lịch sử:
- Được xây dựng vào năm 1776.
- Do bà Trần Thị Đạo là cháu gái đời thứ 6 của dòng họ Trần cúng tiền mà dựng nên.

* Cấu trúc, kết cấu:
- Cầu có chiều dài gần 7 mét và chiều rộng hơn 4 mét.
- Xây theo kiểu kiến trúc: "Thượng gia hạ kiều"
- Cầu có 7 gian tượng trưng cho 7 căn phòng
- Trung tâm cầu có phòng thờ tỏ lòng biết ơn người có công dựng cầu...(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em

"Quê em có khóm trúc vàng
Chiếc cầu gió mát Thanh Toàn gọi tên
Xin anh nhớ mãi đừng quên
Dòng sông Như Ý nối liền sông Hương"

Huế yên bình quê em có bao nhiêu thắng cảnh, di tích lịch sử tuyệt vời. Đó là Đại Nội, là chùa Thiên Mụ, là dòng Hương Giang hay bao lăng mộ của các vị vua xưa. Tất cả đều mang vẻ đẹp trường tồn theo thời gian và giá trị vĩnh cửu qua bao thế hệ. Và đến với Huế mộng mơ, ai cũng phải một lần đặt chân đến cầu ngói Thanh Toàn, di tích nhỏ nằm lặng lẽ, êm đềm trên một vùng quê yên bình.

Cầu ngói Thanh Toàn thuộc địa phận của làng Thanh Thuỷ Chanh, xã Hương Thủy, thành phố Huế. Từ trung tâm thành phố Huế, đi về phía Đông khoảng 7, 9 ki- lô- mét thì tới. Đi về cầu ngói Thanh Toàn qua những ruộng lúa xanh bát ngát và những con đường quê nhỏ bé rợp bóng cây khiến lòng người không khỏi bâng khuâng, tha thiết.

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng vào năm 1776. Cầu do bà Trần Thị Đạo là cháu gái đời thứ 6 của dòng họ Trần cúng tiền mà dựng lên. Tương truyền bà Trần Thị Đạo là vợ một người làm quan chức trọng trong triều đình, đó không có con cháu bà dùng tiền của mình để làm phúc, cầu tự.  Cây cầu vô cùng ý nghĩa đối với dân làng lúc bấy giờ, nó không chỉ giúp nhân dân qua lại được thuận tiện mà còn là chốn nghỉ ngơi, nơi dùng chân của những vị khách, những người đi làm ăn, buôn bán xa, hay những kẻ tha phương khi lỡ bước mà ghé lại dừng chân. Bởi vậy mà nhân dân ai cũng biết ơn công đức của bà, lập đền thờ ngay trên cầu để tỏ lòng thành kính. Thơ xưa vẫn còn ghi lại phúc đức ấy của bà.

Cầu ngói Thanh Toàn có đặc điểm rất độc đáo về kiến trúc. Cầu có chiều dài gần 7 mét và chiều rộng hơn 4 mét. Đứng từ ngoài nhìn lại, cầu có hình dáng giống một ngôi nhà, đến gần và vào trong tham quan, kết cấu của cầu chính như một ngôi nhà thực thụ.  Cầu có 7 gian tượng trưng cho 7 căn phòng, trong cầu có bàn thờ cụ Trần Thị Đạo  đặt chính giữa để mọi người thắp hương, cầu bái. Những gian còn lại được thiết kế các bục gỗ hai bên tựa như những bộ bàn ghế cho người đến thăm hay quá lại nghỉ ngơi. Cầu có 18 cột được xây để làm trụ đỡ, phần hiện được nâng lên cao dễ dàng hóng mát. Hệ thống các xà được bố trí chắc chắn. Hầu hết đều lấy chất liệu từ gỗ có in hoạ tiết vuông tròn tạo nét độc đáo và riêng biệt. Cầu có bộ mái được chạm khắc tinh xảo hình bốn con vật đại diện cho tứ linh, bao gồm Long, Lân, Quy, Phụng. Hai lối vào được chạm khắc các câu đối bằng chữ Hán viết về giá trị của cây cầu.

Một nhà nghiên cứu từng nhận định rằng, cầu ngói Thanh Toàn thuộc kiểu kiến trúc "Thượng Gia Hạ Kiều" . Phần phía trên của cầu có mái che để che nắng che mưa, phía dưới là chiếc cầu nhỏ bắc qua sông cho người đi lại. Dường như, khi xây dựng cây cầu này, người thiết kế đã nghiên cứu rất kỹ nhằm tạo ra một cây cầu tựa ngôi nhà nhỏ để chia sẻ cùng người dân những khó nhọc, vất vả. Một ngôi nhà ấm áp, chứa chan tình người, mát mẻ khi hè tới và ấm áp khi đông về.

Hai bên chân cầu có khoảng không gian rộng để họp chợ và sinh hoạt. Người dân nơi đây có được mớ rau, mớ cá, hay cái gì nhà trồng được thường mang ra trao đổi với nhau, họ sống êm đềm và bình dị bên cây cầu  quê đầy yêu thương ấy. Nơi đấy, vào các dịp lễ lớn như festival Huế sẽ tổ chức hội chợ quê.  Vào những ngày này, hai bên cầu được trang trí rực rỡ sắc màu. Đèn lồng, nón lá, hoa,.. được bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của những người dân xếp đặt, bày biện đẹp mắt, đầy thú hút. Nhân dịp này, nhiều hoạt động vui chơi được diễn ra, đặc biệt là các trò chơi dân gian như kéo co, hò giã gạo hay đua thuyền trên sông. Hay các hoạt động hát bài chòi, khâu nón lá ,...cũng được tổ chức . Festival chợ quê Thanh Toàn thu hút sự quan tâm không chỉ của người dân địa phương mà còn của nhiều du khách thập phương  và du khách quốc tế. Đến đây một lần, bạn sẽ cảm thấy mọi mệt nhoài, phiền não trong tâm hồn như được thanh lọc, chỉ còn lại sự bình yên, nhẹ nhõm và nỗi niềm thương mến mà thôi.

Cầu ngói Thanh Toàn là một trong những kiến trúc mỹ thuật cổ và có giá trị nghệ thuật cao. Năm 1990, cầu được công nhận là Di tích văn hoá cấp quốc gia bởi Bộ Văn hoá. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, cầu bị hư hỏng, thiệt hại ít nhiều. Được nhân dân và tỉnh nhà quan tâm, gìn giữ, cầu đã được trùng tu và sửa chữa, cho đến này, cầu ngói Thanh Toàn vẫn còn nguyên vẹn giá trị .

" Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em đi với một đoàn cho vui.."

Câu ca dao xưa như một lời mời họ những ai chưa có dịp ghé thăm nơi đây. Hãy ghé thăm cầu ngói quê Thừa Thiên quê em nhé, sẽ có nhiều điều để thú vị để khám phá đấy!

------------------------HẾT-----------------------

Bên cạnh văn tự sự, biểu cảm, miêu tả,... thuyết minh cũng là một thể loại quen thuộc đối với các em học sinh nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức hữu ích về một đối tượng nào đó. Các em có thể đón đọc một số bài văn mẫu thuyết minh lớp 9 khác để hiểu hơn về thể loại văn này: Thuyết minh về Cây lúa Việt Nam; Thuyết minh về một loài động vật hay vật nuôi ở quê em; Thuyết minh về Cây ... ở quê em; Thuyết minh về một món ăn;...

Trong bài văn Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em dưới đây, người viết đã vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh cơ bản và vốn tri thức phong phú của bản thân để xây dựng bài văn giới thiệu, thuyết minh một danh lam thắng cảnh, về nét độc đáo của di tích, thắng cảnh quê hương mình một cách khá thuyết phục, các em cùng đón đọc và cảm nhận.
Thuyết minh về một danh lam thắng ở quê em
Thuyết minh về cố đô Huế
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, bài mẫu số 2
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
Thuyết minh về một ngôi chùa ở quê em

ĐỌC NHIỀU