Từ bài viết trên, em hãy xác định các đặc điểm của kiểu văn bản kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1. Đoạn mở bài đã nêu được sự việc gì liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại?
Trả lời:
Đoạn mở bài đã nêu được sự kiện: lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, trong chuyến đi "Về nguồn".
2. Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện gì?
Trả lời:
Người viết đã thuật lại diễn biến phần lễ đến phần hội, qua đó gợi nhớ hình ảnh và công trạng của Nguyễn Trung Trực.
3. Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện không?
Trả lời:
- Tác giả có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện.
- Yếu tố miêu tả được sử dụng: khi tái hiện không khí, cảnh quan nơi thờ phụng và khắc họa con người của Nguyễn Trung Trực.
4. Nội dung đoạn kết bài là gì?
Trả lời:
- Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một sự kiện có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
- HS lựa chọn một sự kiện liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà bản thân biết và viết bài văn kể lại.
* Mẫu tham khảo
Lịch sử dân tộc Việt Nam ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước trước các cuộc ngoại xâm. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng, chúng ta luôn thấy hình bóng những vị tướng, vị anh hùng phất cờ dẫn dắt nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống quân xâm lược. Và một trong những vị tướng mà em ấn tượng nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - người có công rất lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
Trần Quốc Tuấn sinh ra trong một giai đoạn "hỗn loạn" của nhà Trần. Người đời biết đến Trần Quốc Tuấn là người thông minh, học cao hiểu rộng, văn võ song toàn, yêu dân tộc và đất nước. Ông biết dùng người hiền tài và là bậc tướng tài đóng góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba. Sau hai lần thất bại dưới tay Đại Việt, quân Mông Nguyên vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta lần thứ ba. Đứng trước tình thế đó, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của vua Trần và tướng Trần Hưng Đạo đã đồng lòng đoàn kết khởi nghĩa. Để chuẩn bị toàn diện cho cuộc kháng chiến, Trần Hưng Đạo đốc thúc các vương hầu, chế tạo thuyền bè, điều động binh sĩ. Sau cuộc duyệt binh được tái tổ chức vào giữa năm 1287, ông cử Trần Nhật Duật và Nguyễn Khoái cùng Trần Khánh Dư,... bảo vệ từng địa phương, còn ông tự mình trấn giữ quân bảo vệ thành Thăng Long. Khi quân giặc từ phía Nam tràn qua biên giới nước ta, Hưng Đạo đại vương đã chỉ huy tấn công cùng phòng thủ nhiều trận đánh lớn như trận Vân Đồn, trận Bạch Đằng. Ông còn tinh thông mà đoán trước được ý đồ của giặc, bèn sai quân ta cắm cọc trên sông Bạch Đằng và đã tiêu diệt phần lớn lực lượng thủy quân của chúng. Chính nhờ sự tài hoa trong việc cầm binh cùng các kế lược, ông đã quét sạch quân Mông Nguyên ra khỏi lãnh thổ nước ta, nhiều tướng của giặc đã phải bỏ xác hoặc bị bắt sống.
Đến nay, trải dài từ Bắc vào Nam, ta có thể bắt gặp rất nhiều các tượng đài của ông ở Hà Nội, Thanh Hóa hay Hồ Chí Minh. Có tượng đài ở Nam Định được đúc bằng đồng nguyên chất với trọng lượng lên tới 21 tấn, chiều cao tượng lên tới 10.22m. Bên cạnh đó, đền thờ của Hưng Đạo vương vẫn đang ngày ngày hương khói để tưởng nhớ công lao vĩ đại và tỏ lòng tôn kính đối với vị anh hùng dân tộc.
Với những đóng góp của mình, Trần Hưng Đạo mãi là vị anh hùng dân tộc, là thiên tài quân sự đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Ông có công lớn với đất nước và là tấm gương sáng để con cháu đời đời noi theo.
Mô tả cuối bài: Trong quá trình viết bài, em cần kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện. Ở những bài Nói và nghe, em có thể tham khảo một số nội dung soạn văn mẫu lớp 7 trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn, Soạn bài Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe.
- Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ