Soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3


Soạn bài Việt Bắc- Phần 1: Tác giả Tố Hữu, Ngắn 1

Câu 1: Vài nét về tiểu sử.
Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên - Huế
- Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay.
- Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
- 1938 ông được kết nạp Đảng.
- Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam.
- Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
- Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
- 1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
- Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
- Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Năm 2002: Qua đời.

Câu 2: Đường cách mạng, đường thơ
1.Tập thơ "Từ ấy" (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.
2. "Việt Bắc"(1946-1954): Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc. Gồm 27 bài.
3. "Gió lộng" (1955-1961): Sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Gồm 25 bài.
4. "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
5. "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, đổi mới.

Câu 3:
- Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
- Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
Ví dụ: Việt Bắc gắn liền với cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 4:
Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc:
+ Về thể thơ: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
+ Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 12

- Soạn bài Tây Tiến
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

 

Soạn bài Việt Bắc- Phần 1: Tác giả, Ngắn 2

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.
- Hoàn cảnh xuất thân: sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, chính cha mẹ là người truyền cho Tố Hữu tình yêu tha thiết với văn học – dân gian, điều này ảnh hưởng đến đặc điểm thơ Tố Hữu đậm đà phong vị ca dao, dân ca.
- Cuộc đời:
+ Tham gia cách mạng từ rất sớm.
+ 1945 Tố Hữu là Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế.
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ → 1986 Tố Hữu liên tục giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
+ Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật.
- Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng Việt Nam:
1. Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)
- Vị trí: là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu.
- Gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
* Máu lửa:
- Hoàn cảnh sáng tác: thời kì mặt trận dân chủ.
- Nội dung:
+ Tâm sự của thanh niên đang băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời.
+ Tấm lòng cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội.
+ Khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh.
* Xiềng xích:
- Hoàn cảnh sáng tác: những bài sáng tác trong nhà lao lớn ở Trung Bộ, Tây Nguyên.
- Nội dung:
+ Thể hiện tâm tư của một người trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do.
+ Là ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục chiến đấu ngay trong hoàn cảnh lao tù.
* Giải phóng:
- Hoàn cảnh sáng tác: từ khi Tố Hữu đã vượt ngục đến với ngày đầu giải phóng vĩ đại của dân tộc.
- Nội dung: ca ngợi thắng lợi của cách mạng, ca ngợi nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, khẳng định niềm tin vững chắc vào chế độ mới.
2. Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954)
- Hoàn cảnh sáng tác: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì.
- Nội dung:
+ Là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
+ Thể hiện tình cảm lớn, sâu đậm như tình quân dân, tình cảm tuyền tuyến hậu phương.
3. Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)
- Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, miền Bắc khôi phục chế độ kinh tế và tiến lên CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Nội dung:
+ Ghi sâu ân tình cách mạng đã hồi sinh hững cuộc đời trong bóng tối.
+ Miền Bắc bước vào cuộc sống mới, tràn đầy niềm vui.
+ Tình cảm thiết tha, sâu sắc với miền Nam ruột thịt
4. Hai tập thơ Ra trận; Máu và hoa
- Hoàn cảnh sáng tác: cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Nội dung:
+ Tập Ra trận là bản anh hùng ca về miền Nam trong lửa đạn sáng ngời.
+ Tập Máu và hoa ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của quê hương, xứ sở cũng như của mỗi con người Việt Nam mới.
5. Tập thơ Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)
- Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng và đổi mới.
- Nội dung:
+ Thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người.
+ Nhà thơ vẫn kiên định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng.

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
- Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với niềm vui lớn, con người lớn của cả con người cách mạng và cả dân tộc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện, chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân.
- Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc.
- Tác giả tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, những biến cố mạnh mẽ tác động tới vận mệnh của dân tộc, vấn đề nổi bật trong thơ Tố Hữu là vận mệnh dân tộc.
- Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường.
- Nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử của thời đại.

Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện:
- Thể thơ: Tố Hữu đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống dân tộc như thơ lục bát, thơ thất ngôn.
- Ngôn ngữ: sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt quen thuộc với dân tộc.
- Phát huy cao độ tính nhạc trong tiếng Việt, sử dụng từ láy tài tình, thanh điệu và các vần thơ.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tự chọn bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích để phân tích

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Nhà thơ Xuân Diệu nhận định về thơ Tố Hữu: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ trữ tình”. Nói một cách khác, theo Xuân Diệu, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Điểu này cũng dễ hiểu bởi Tố Hữu là một thi sĩ chiến sĩ. Ông sáng tác thơ ca nhằm mục đích trước hết là để phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng, cho những nhiệm vụ cách mạng. Nhà thơ đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình mới đặc sắc với những xúc cảm trực tiếp của một cái tôi trữ tình cách mạng, cái tôi ở hòa chung với cộng đồng xã hội trong đời sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh cách mạng.

 

Soạn bài Việt Bắc phần Tác giả, Ngắn 3

Câu 1. Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.

Trả lời:
-   Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002), quê ở Huế ; Cha và mẹ đều là nhà Nho nghèo, là người truyền tình yêu tha thiết với văn học dân gian cho nhà thơ.  
-  Ông vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1938, từ đó giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị trong thời kỳ đầy thăng trầm của cuộc kháng chiến tới lúc đất nước hòa bình
- sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng .Tố Hữu  làm thơ chỉ để phục vụ cách mạng . Đó là vinh dự cũng là đặc sắc của thơ Tố Hữu
- Năm 1996,  Tố Hữu được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
 
Câu 2. Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.
Trả lời:
Mỗi tập thơ Tố Hữu phản ánh một chặng đường cách mạng:
1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)
đây là tiếng hát vui tươi của người thanh niên bắt gặp lý tưởng Đảng,chân lý của cuộc đời. Là bản lề sang trang  trưởng thành và đi theo Cách mạng
     -    Tập thơ gồm 3 phần : Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. 
2. Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954)
-đây là giai đoạn Tố Hữu tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, “ Việt Bắc” là bản hùng ca về những năm tháng không thể nào quên của cuộc kháng chiến
3. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)
-  Phản ánh giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, ước mong Bắc -Nam sum họp một nhà
4. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)
-   Là âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng.
5. Tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999)
-  Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu
-  Tập thơ là những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hành động của bản thân.
 
Câu 3. Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình, chính trị ?
Trả lời : 
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị : 
-   Có sự kết hợp giữa “trái tim lớn” và lý tưởng lớn làm nhiệm vụ cách mạng : 
+ Cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm, chính trị của bản thân tác giả.
+ Quá trình sáng tác dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-   Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: 
+ Cảm hứng thơ hướng về lịch sử, dân tộc chứ không hướng về đời tư.
-  Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào (tựa như ca dao, như câu hò Huế ).
 
Câu 4. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
Trả lời:
+ Về nội dung : Con người Việt Nam và tình cảm đạo lí của dân tộc.
+ Về nghệ thuật : Thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ), ngôn ngữ thơ với lời nói quen thuộc của dân tộc.

-----------------------HẾT-----------------------------

Bài học nổi bật tuần 8, cùng học và Soạn bài Việt Bắc trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng thuộc chương trình Ngữ Văn 12 cùng Phân tích bài thơ Tây Tiến để hiểu hơn ý nghĩa bài thơ cũng như điều Quang Dũng muốn nói về tác phẩm này.

Bạn đang muốn tham khảo các bài văn mẫu liên quan tới văn thuyết minh, tự sự, biển cảm, nghị luận, bạn có thể tham khảo tài liệu văn mẫu lớp 12 do Taimienphi.vn biên soạn. Với bài văn đầy đủ, chi tiết, tài liệu Văn mẫu lớp 12 sẽ hỗ trợ cũng như đáp ứng được nhu cầu học tốt môn văn của các em học sinh lớp 12.

Tố Hữu là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến. Hướng dẫn Soạn bài Việt Bắc- Phần 1: Tác giả dưới đây sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết thú vị về cuộc đời, sự nghiệp cũng như phong cách thơ ca của Tố Hữu.

ĐỌC NHIỀU