III. Luyện tập
Câu 1.
a. Đoạn văn có câu chủ đề: “giữa cơ thể và môi trường có ánh sáng qua lại với nhau”nằm ngay ở phần đầu.
- Các câu còn lại của đoạn văn tập trung lí giải, đưa ra những dẫn chứng để làm rõ câu chủ đề.
b. Câu mở đầu của đoạn văn là câu chủ đề. Câu 2 và 3 là câu phát triển nội dung lí giải cho câu chủ đề. Câu 4 và 5 đưa ra dẫn chứng cụ thể làm sáng tỏ nội dung cần bàn luận
c. Sự ảnh hưởng và tác động của cơ thể đến môi trường sống
Câu 2.
- Thứ tự các câu văn được sắp xếp như sau: 1- 5- 2- 3- 4
- Đặt nhan đề: Vài nét về bài thơ “Việt Bắc”
Câu 3.
Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Số lượng rác thải ngày càng tăng lên, khói bụi ô nhiễm dần hủy hoại môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Đất đai xói mòn, bạc màu do lượng rác thải không được xử lí đúng cách khiến cây trồng không thể phát triển. Các bệnh về đường hô hấp đang có dấu hiệu gia tăng do khói độc thải ra từ nhiều khu công nghiệp, số người mắc bệnh ngoài da tăng lên do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đây thực là dấu hiệu đáng báo động về môi trường sống.
- Nhan đề: Ô nhiễm môi trường
Câu 4.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày, tháng, năm
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi cô giáo chủ nhiệm đồng kính gửi các thầy cô giáo bộ môn
Tên em là: Nguyễn Thị A
Lớp:
Trường:
Lí do: Hôm nay em bị ốm, em xin phép thầy (cô) giáo cho em nghỉ một buổi. Em xin hứa sẽ học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chữ kí phụ huynh Chữ kí học sinh
Kí tên
Nguyễn Thị A
1. Khái niệm Văn bản
- Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn hướng đến một chủ đề nhất định.
- Ví dụ câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, hay tác phẩm Truyện Kiều,... đều là văn bản.
2. Đặc điểm của văn bản
- Mỗi văn bản tập trung vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
dn bản tập trung vào một
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung, thường có nhan đề và kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Khái niệm văn bản rất rộng. Vì nó có thể là một câu chưa hoàn chỉnh trên một biển quảng cáo hay một cuốn tiểu thuyết đồ sộ như Chiến Tranh và hòa bình...
- Có thể tham khảo thêm định nghĩa sau: “Văn bản là một loại đơn vị làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài... loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường...” (Diệp Quang Ban phỏng theo định nghĩa trong Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, T. 10, Pergamon Press).
5. Dựa theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân biệt các loại văn bản theo bảng như sau:
6. Dựa theo phương thức biểu đạt ở Trung học cơ sở người ta phân biệt các loại văn bản thành sáu loại, cụ thể là:
------------------------HẾT-----------------------
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Văn bản bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống và cùng với phần Cảm nhận ngày đầu vào trường Trung học phổ thông để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn