1. Nêu bố cục của bản “Tuyên ngôn Độc lập”
- Bố cục bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm 3 phần:
+ Phần 1: cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
+ Phần 2: tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
+ Phần 3: lời tuyên bố độc lập của nhân dân.
2. Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” là một cách viết rất cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ.
3. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã lật tẩy bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lí lẽ và sự thật hùng hồn, không thể chối cãi được. (Phân tích đoạn 2 và đoạn 3).
4. Tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
II. LUYỆN TẬP
Bản “Tuyên ngôn Độc lập” từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì đó là lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hung hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.
---------------------HẾT BÀI 1-----------------------
Trên đây là phần Soạn bài Tuyên ngôn độc lập, phần tiếp theo bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội và cùng với phần Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 để học tốt Ngữ Văn 12 hơn.
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập: 3 phần
- Phần 1(từ đầu đến không ai chối cãi được): tiền đề chính nghĩa làm cơ sở lí luận cho bản tuyên ngôn.
- Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): cơ sở chính nghĩa (cuộc chiến tranh luận ngầm bác bỏ luận điệu xảo trá.
- Phần 3 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập của nước Việt Nam mới.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Lời trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới:
+ Lời từ tuyên ngôn độc lập năm 1776 nước Mĩ.
+ Từ những bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền năm 1791 của nước Pháp.
→ Lời lẽ hai bản tuyên ngôn đều đề cập đến vấn đề nhân quyền thể hiện sự khéo léo, kiên quyết của Bác trước kẻ thù.
- Khéo léo vì Bác tỏ thái độ trân trọng, thành quả, văn hóa lớn của nhân loại
- Kiên quyết vì Bác khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ. Biện pháp lấy gậy ông đập lưng ông được vận dụng thích đáng.
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã đưa ra lí lẽ khẳng định quyền độc lập, dân tộc Việt Nam:
- Nếu thực dân Pháp tỏ ra đê hèn, bạc nhược và tàn ác, thì nhân dân Việt Nam lại tỏ thái độ khoan hồng và nhân đạo. Hành động của nhân dân Việt Nam hợp với lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ đã ghi lại trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên.
- Bác đã gợi ra những nét đẹp tư tưởng của dân tộc ta bao đời nay luôn bao dung, độ lượng với kẻ thù.
- Nếu thực dân Pháp phản bội đồng minh, đầu hàng Nhật, thì Việt Nam đứng về phía đồng minh, chống Nhật.
- Nhân dân Việt Nam cũng cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng và giành thắng lợi to lớn, đánh đuổi xiềng xích thực dân, lật đổ chế độ quân chủ để có một nước Việt Nam độc lập chế độ dân chủ cộng hòa.
→ Bác kết luận dân tộc dó phải được tự do, phải được độc lập.
Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
* Lập luận chặt chẽ:
- Mở đầu tác phẩm Bác nêu cơ sở pháp lí dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên thế giới được hưởng quyền độc lập là một lẽ phải, không ai chối cãi được. Điều đó được ghi trong hai bản tuyên ngôn nổi của nước Mĩ và nước Pháp.
- Kế đến Bác nêu cơ sở thực tiễn, một hệ thống xác thực để chứng minh hoạt động của thực dân Pháp với dân tộc ta hơn 80 năm nay là trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
- Trên cơ sở pháp lí, kết hợp chặt chẽ với cơ sở thực tiễn, Bác tuyên bố trước đồng bào và nhân dân thế giới về một nước Việt Nam độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
* Lí lẽ sắc bén:
- Bác khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Pháp và người Mĩ.
- Lí lẽ khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam:
- Lí lẽ ràng buộc đồng minh và việc công nhận độc lập dân tộc Việt Nam.
→ Hệ thống lí lẽ ấy không chỉ giàu tính luận chiến mà còn thể hiện sắc nét đặc điểm phong cách văn chính luận của người, lối tư duy sắc sảo, nhạy bén giàu tri thức văn hóa.
* Ngôn ngữ hùng hồn:
- Trong Tuyên ngôn độc lập Bác dùng từ rất chính xác, tinh tế
- Đanh thép, sắc sảo: biểu hiện tính chiến đấu không khoan nhượng, thái độ dứt khoát thể hiện bản lĩnh vững vàng, phi thường, lối luận chặt chẽ, sắc bén.
LUYỆN TẬP
- Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc, là áng văn chính luận mẫu mực.
- Tác phẩm thể hiện tầm văn hóa lớn của một vị lãnh tụ vĩ đại, am hiểu tri thức văn hóa của nhân loại.
- Bản tuyên ngôn còn thể hiện tư tưởng lớn, đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc. Đây là vấn đề mà thời đại nào, dân tộc nào cũng quan tâm.
→ Bởi vậy Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam.
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Nêu bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập
Trả lời:
- 3 phần :
+ Phần 1 : từ đầu đến... “Không ai có thể chối cãi được”
-> Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập.
+ Phần 2 : tiếp đến ...“ phải được độc lập ! ”
-> Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
+ Phần 3 : (còn lại )
-> Lời tuyên bố của Việt Nam với thế giới .
Câu 2: Việc trích dẫn Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
- So sánh, đặt ngang hàng thậm chí là hơn so với hai bản tuyên ngôn => vì Tuyên ngôn độc lập đã giải quyết cùng lúc cả hai vấn đề dân tộc và dân chủ.
- “Gậy ông đập lưng ông” vì hành động chúng đi ngược lại bản tuyên ngôn của chính mình.
- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ không thể chối cái,tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dân tộc. “Suy rộng ra” nghĩa là đã mở rộng phạm vì ý nghĩa, bản tuyên ngôn có ý nghĩa cả nhân loại.
Câu 3 : Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn , tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập tự do của nước Việt Nam ta?
Trả lời:
- Nội dung : Vạch ra tội ác trên các phương diện (kinh tế, chính trị, văn hoá) và đặc biệt đã bán nước ta hai lần cho Nhật của bọn thực dân Pháp.
- Nghệ thuật : Giọng văn hùng hồn, đanh thép với khí thế hừng hực căm hờn bọn xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, với hình ảnh chân thật, và điệp từ “chúng” càng làm rõ hơn tội ác của Pháp. Qua đó cũng thể hiện tấm lòng thương xót cho dân tộc, cho đất nước va Bác Hồ kính yêu
=> Tạo nên sức mạnh hùng hồn và đáng tin cậy cho lời tuyên bố độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
Câu 4 : “Tuyên ngôn độc lập” thể hiện phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn chính luận: ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà súc tích, đanh thép, sắc sảo. Hãy làm sáng tỏ điều đó?
Trả lời:
- Ngắn gọn, giản dị, súc tích : dễ hiểu,lời lẽ rõ ý,cô đọng.
- Trong sáng : biểu thị các tình cảm yêu, căm ghét rõ ràng; Từ ngữ rõ ràng,chính xác, trong sáng .
- Đanh thép, sắc sảo: mượn bản Tuyên ngôn của chúng để kết tội chúng; dẫn chứng hùng hồn,đã được kiểm nghiệm; lập luận sắc bén không thể chối cãi được.
II. Luyện tập :
Lí giải vì sao “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục trái tim con người Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay?
Trả lời :
Vì:
- Tuyên ngôn đã thể hiện rõ các cung bậc tình cảm ( Căm phẫn kẻ thù, yêu nước, tự hào dân tộc, thương xót đồng bào ).
- Khơi dậy sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, khợi dậy trong mỗi con người tình cảm đặc biệt.
- Mang tính pháp lý sâu sắc có ý nghĩa cả dân tộc và cả thế giới.
- Là bản Tuyên ngôn hay cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
Việt Bắc là bài học nổi bật trong Tuần 8 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 12, học sinh cần Soạn bài Việt Bắc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.