* Hướng dẫn giải:
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví du:
- Ngẩng (đầu) ... Cúi (đầu)... (bản dịch thơ Tĩnh dạ tứ)
- Trẻ (đi), già (trở lại nhà) (bản dịch thơ Hồi hương ngấu thư)
2. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ: - Già
3. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Ví dụ:
- Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Lý Bạch)
- Bên trọng bên khinh, Bước thấp bước cao, Mắt nhắm mắt mở (Thành ngữ).
II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Bài này vừa sức, các em tự làm (Ví dụ: câu 1: lành / rách).
2. Bài này cũng không khó, chỉ cần suy nghĩ một chút là có thể làm được.
Mẫu: - tươi
3. Bài này gồm những thành ngữ rất quen thuộc. Các em tự điền từ trái nghĩa thích hợp.
4. Các em tự làm bài này. Chú ý tìm được những từ trái nghĩa thích hợp để sử dụng trong đoạn văn của mình.
B. Bài tập bổ sung
1. Tìm từ trái nghĩa trong bài ca dao: Nước non lận đận một mình...
2. Tìm những cặp từ trái nghĩa của từ lành trong: vị thuốc lành, tính lành, áo lành của từ chín trong: quả chín, cơm chun.
--------------------------HẾT--------------------------------
Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.