Soạn bài Treo biển, Ngữ văn 8 Cánh Diều

Soạn bài Treo biển


* Soạn bài Treo biển - Gợi ý trả lời câu hỏi:


Câu 1 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

D. Kể câu chuyện về chiếc biển hiệu.


Câu 2 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

A. Để quảng cáo hàng.


Câu 3 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

B. Địa điểm, mặt hàng, chất lượng hàng.


Câu 4 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

A. Tại đây có bán cá tươi.


Câu 5 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

C. Ở đây không bán cá chết, cá ươn.


Câu 6 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Một số đặc điểm nổi bật của truyện cười được thể hiện qua văn bản "Treo biển":

+ Ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.

+ Có yếu tố gây cười: nhà hàng treo biển bên ngoài, nhưng do nhiều người góp ý , thêm bớt từ nên cuối cùng cất luôn cả cái biển đi.

+ Bối cảnh là tình huống mâu thuẫn: người bán hàng treo biển để quảng cáo cho cửa hàng, xong thấy ai góp ý cũng sửa theo, đổi nội dung biển hết lần này đến lần khác.

+ Kết thúc bất ngờ: "nhà hàng cất nốt cái biển".

+ Nhằm châm biếm, phê phán: sự ba phải, thiếu chính kiến.


Câu 7 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Không thể bỏ đi các chữ như mọi người đã góp ý vì mục đích ban đầu của người bán là quảng cáo cho cửa hàng. Nếu cứ bỏ dần đi thì ý nghĩa quảng cáo sẽ bị thay đổi, không còn như ban đầu nữa.


Câu 8 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Truyện "Treo biển" phê phán hiện tượng những con người ba phải, không có chính kiến riêng, chỉ biết chạy theo ý của người khác.


Câu 9 trang 106 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Chi tiết đáng cười nhất trong truyện "Treo biển" là việc "nhà hàng cất nốt cái biển" ở cuối. Như vậy, mục đích quảng cáo ban đầu vừa không thực hiện được, lại còn mất thêm công chỉnh sửa mỗi lần có người góp ý. Qua đó, người đọc cũng thấy được tác hại của sự bị động, chỉ biết nghe theo người khác mà không có chính kiến riêng của bản thân.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Treo biển" là một truyện cười dân gian gần gũi, quen thuộc mà đem lại ý nghĩa sâu sắc. Qua các câu trả lời trên, hi vọng em đã có thể tự mình tiếp cận và khai thác những văn bản tương tự. Mời em tham khảo các bài soạn khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Thi nói khoác; Soạn bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Những câu chuyện dân gian gần gũi, thân thuộc luôn đem đến cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, quý giá. Hãy cùng tìm hiểu về một trong số các tác phẩm đó qua phần Soạn bài Treo biển, Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé.
Soạn bài Quê người, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Sao băng, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Người mẹ vườn cau, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Cái kính, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Đổi tên cho xã, Ngữ văn 8 Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU