Soạn bài Treo biển

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Soạn bài Treo biển, ngắn 1

(Trang 124 - SGK)
I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1:
Ở nội dung chiếc biển được chia làm 4 yếu tố. Vai trò của từng yếu tố làm cho nội dung thông báo được đầy đủ và mang tinh thần quảng bá, quảng cáo cho cửa hàng 
 
Câu 2:
Có 4 người tham gia góp ý cho nhà hàng. Từng ý kiến là quan điểm cá nhân từng người, nhưng thiếu hiểu biết nên thành bắt bẻ, vô lý 
 
Câu 3:
Chi tiết gây cười là ông chủ cửa hàng mỗi lần có ai nói là ông xoá chữ đó đi. Khi ông cất biển đi là chi tiết bộc lộ tiếng cười rõ nhất 
Vì khi đó, chứng tỏ ông chủ không có chính kiến, ai nói gì nghe vậy nên gỡ biển xuống 
 
Câu 4:
Truyện là tiếng cười dí dỏm, vui vẻ của dân gian 
Là bài học phê phán những người thiếu chủ kiến, không có chính kiến mà dễ nghe lời người khác
 
II. Luyện tập 
 
Câu 1:
Em sẽ giữ nguyên tấm biển, bỏ từ “ ở đây"
Cách dùng từ cần chính xác, chuẩn chỉ và mang lại hiệu quả ngữ âm, tránh thừa từ
 

Soạn bài Treo biển, ngắn 2

(Trang 124 - SGK)

Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:

Đọc văn bản nhiều lần, cố gắng biểu cảm khi đọc lời nhân vật, chú ý đến các câu lặp, các từ lặp. Khi đọc lời góp ý thứ nhất, cần nhấn trong âm ở ngữ: cá ươn / cá tươi, ở lời góp ý thứ hai, cần nhấn giọng ở ngữ: hàng hoa
ở đây, ở lời góp ý thứ ba, cần nhấn giọng ở ngữ: để khoe / để bán, ở lần góp ý cuối cùng, cần nhấn giọng ở ngữ: ngửi mùi tanh ở đây những cá / để biển làm gì? Kể tóm tắt trong một số dòng ít nhất :

Thí dụ: “Một cửa hàng cá treo biển : Ở đây có bán cá tươi. Có khách hàng đến góp ý bỏ chữ tươi đi, chả ai lại bán cá ươn ! Khách hàng thứ hai đến góp ý bỏ chữ ở đây đi, chả lẽ lại đi mua ở hàng hoa. Lại một khách hàng nữa góp ý, bỏ chữ có bán đi, chả ai bày cá ra để khoe. Cuối cùng, người láng giềng đề nghị bỏ luôn chữ cá vì chưa đến cửa hàng đã ngửi mùi cá, đến cửa hàng thấy đây cá vậy thì cửa hàng cá chứ là gì? Thế là chủ hàng cất nốt cái biển”.
Đọc chú thích và bước đầu suy nghĩ: qua định nghĩa về truyện cười, xem câu chuyện đáng cười ở đâu? Phê phán thói xấu gì?

Đọc – hiểu văn vản:

Trả lời câu hỏi (trang 125 SGK)

1. Biển treo ở cửa hàng có bốn yếu tố của quảng cáo: địa điểm bán (ở đây) nội dung giao dịch (có bán) đối tượng giao dịch (cá) phẩm chất đối tượng giao dịch (tươi). Như vậy, nếu có người muốn mua cá tươi mà chưa biết mua ở đầu, đang đi tìm trên đường phố thì đây là tấm quảng cáo có lượng thông tin cần và đủ nhất.

2. Có bốn người góp ý cho chủ cửa hàng. Ý kiến đầu góp ý bỏ chữ tươi, lý do là chả ai rao bán cá ươn cả. Yếu tố thông tin này là cần thiết và thường mua cá, người ta thích cá tươi, sợ cá ươn,
Ý kiến thứ hai góp ý bỏ chữ ở đây vì không lẽ lại đi mua cá ở hàng hoa. Lời góp ý này là xác đáng vì khi biển treo trước nhà nói có bán cá tươi . thì chắc chắn là bán ngay ở nhà đó chứ không phải ở một nơi khác.
Ý kiến thứ ba góp ý bỏ chữ có bán vì không lẽ cá bày ra ở cửa hàng mà lại không bán. Ý kiến này không xác đáng vì có khi bày một số cá chỉ để chơi, để giới thiệu, đặc biệt là cá cảnh.
Ý kiến thứ tư góp ý bỏ nốt chữ cá vì đến gần cửa hàng đã ngửi mùi cá rồi. Ý kiến này vô lý vì chính yếu tố thông tin cơ bản nhất lại bỏ mất thì còn gì là biển nữa ! Đây là một chi tiết có tính chất cường điệu, có sức gây cười và tạo nghĩa nhiều nhất.

3. Chi tiết nào cũng gây cười, từ cười nhẹ đến cười to, nhất là khi người ta góp ý bỏ nốt chữ cá thì chủ hàng cất nốt cái biển, làm một việc ngược lại hoàn toàn với ý định treo một cái biển quảng cáo. Đáng ra đến ý cuối cùng này, người chủ hàng phản bác mới phải, ngược lại, lại tuân theo, chi tiết đẩy mạnh tính không có chủ kiến trong việc làm của nhân vật lên cực điểm,

4. Câu chuyện có nhiều ý nghĩa toát lên từ sự việc, không qua một lời bình phẩm nào. Chuyện phê phán những con người không có chủ kiến trong công việc, ai góp gì cũng nghe, kể cả lời góp ý không phải. Chuyện còn dạy ta dùng từ ngữ khi có một thông tin cần thông báo. Từ ngữ thông báo cần cân nhắc, sao cho cần và đủ để thông báo điều mình muốn nói.

Luyện tập:

Gợi ý: Có thể chỉ cần đề : cá tươi là đủ vì treo trước nhà thì là bán ở đây rồi, từ có không cần, vì bản để cho ta hiểu khác với không bán. Trong khi viết văn, cần viết súc tích, tránh từ thừa và cả từ thiếu. Chỉ cần chọn cái từ nào cần và đủ để nói ý của mình, đặc biệt trong văn viết.

Đọc thêm:
Gợi ý: Câu chuyện có gì giống và khác với câu chuyện Treo biển? (Xem đáp án ở Lợn cưới, áo mới)

-------------------HẾT-------------------

Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1. Chú ý theo dõi để rèn luyện cũng như học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.

Treo biển là truyện cười dân gian nổi tiếng kể về việc treo biển của anh chàng bán cá. Soạn bài Treo biển dưới đây sẽ cùng các em tìm hiểu về nội dung câu chuyện, qua đó thấy được bài học sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong đằng sau tiếng cười hài hước: Làm việc gì cũng cần suy nghĩ kĩ trước khi làm và phải có chính kiến riêng của bản thân.
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Treo biển
Phân tích truyện cười Treo biển
Bài học rút ra từ câu chuyện Treo biển
Tóm tắt Treo biển
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Bé nhìn biển
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Tả ngắn về biển, Tập làm văn

ĐỌC NHIỀU