Câu 1 (trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
a. - Từ "lộc" trong "Lộc giắt đầy bên lưng" là chồi non, lá biếc mà những người chiến sĩ dùng để ngụy trang trên đường hành quân.
- Từ "lộc" trong "Lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng lúa mênh mông, trù phú.
b. Từ "đi" trong "Cứ đi lên phía trước" thể hiện niềm tin của nhà thơ trước những bước tiến của đất nước ở hiện tại và tương lai.
c. Tác giả sử dụng từ "làm" trong "Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa" với nghĩa là hóa thành, biến thành. Từ đó, thể hiện ước nguyện hóa thân thành những điều nhỏ bé để hiến dâng, làm đẹp cho cuộc đời.
Câu 2 (trang 93, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Từ "giọt" trong đoạn thơ có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu từ "giọt" là âm thanh của tiếng chim chiền chiện.
Câu 3 (trang 93, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp ẩn dụ một cách tài tình. "Mùa xuân" là mùa khởi đầu của một năm. Vào mùa xuân, vạn vật sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Hình ảnh "mùa xuân" mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống tươi trẻ trong tâm hồn. Từ láy "nho nhỏ" thể hiện ước nguyện giản dị, khiêm nhường. "Mùa xuân nho nhỏ" gợi lên khát vọng đơn sơ, chân thành, tha thiết của nhà thơ. Ông muốn làm tất cả mọi điều cho dù là nhỏ bé để cống hiến cho quê hương đất nước.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Nội dung tham khảo trên đây đã đưa ra một vài định hướng để em hoàn thiện bài tập trong sách giáo khoa. Em có thể vận dụng các lí thuyết đã học vào thực hành, luyện tập. Để chuẩn bị cho giờ học sau, em hãy xem thêm bài soạn và văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn bài Gò Me