Soạn bài Thiên Trường vãn vọng, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng



I. Soạn bài Thiên Trường vãn vọng - Trước khi đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần trước khi đọc:

 

1. Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

- Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn vì khi đó bầu trời có sự chuyển đổi màu sắc rất đẹp và thú vị. Mỗi ngày hoàng hôn đều có một màu khác nhau, khi thì đỏ, hồng, cam, lúc lại là vàng với chút ánh tím


II. Soạn bài Thiên Trường vãn vọng - Đọc văn bản

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc văn bản:

 

1. Theo dõi: Biện pháp tu từ điệp ngữ và hình thức đối trong hai câu thơ đầu.

- Điệp ngữ: ""thôn", "bán".

- Đối: "hậu" - "tiền" (sau - trước), "vô" - "hữu" (không - có).

- Biện pháp tu từ điệp ngữ và đối khiến cho hai câu thơ đầu có những vế đối rất chỉnh.

 

2. Hình dung: Hình ảnh con người và thiên nhiên.

- Con người: trẻ mục đồng đang lùa trâu trở về nhà.

- Thiên nhiên: từng đôi cò trắng đang hạ cánh xuống đồng ruộng.

III. Soạn bài Thiên Trường vãn vọng - Sau khi đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần sau khi đọc:

Câu hỏi 1 trang 44 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Thể thơ của "Thiên Trường vãn vọng" là: Thất ngôn tứ tuyệt.

- Dựa vào số câu, số tiếng trong bài mà em biết điều đó: bài thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.


Câu hỏi 2 trang 44 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều tà.

- Mối liên hệ giữa thời gian buổi hoàng hôn và các hình ảnh được miêu tả:

+ Khung cảnh quen thuộc ở làng quê vào buổi hoàng hôn được diễn tả qua toàn bộ không gian "mờ mờ như khói phủ". Đây có thể là làn sương tự nhiên của thời tiết hoặc chính là khói bếp bay ra từ những mái nhà trong thôn.

+ Cảnh hoàng hôn mờ ảo, có những nơi nắng đã tắt, có nơi nắng vẫn còn khiến cho bóng chiều lảng bảng "nửa như có, nửa như không".

- Thời gian hoàng hôn là điều vô hình đã được "hữu hình hóa" bằng những hình ảnh quen thuộc trong không gian


Câu hỏi 3 trang 44 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Bức tranh cuộc sống được hiện lên ở hai câu thơ cuối:

+ Hình ảnh lũ trẻ mục đồng thổi sáo để "lùa trâu về hết" gợi thời gian buổi chiều tà, khi mọi hoạt động đã bớt sôi động so với ban ngày, con người và loài vật đều trở về nhà nghỉ ngơi.

+ "Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng" là hình ảnh cực kì quen thuộc với những làng quê Bắc Bộ, gợi sự bình yên, nhẹ nhàng của khung cảnh.

- Bức tranh cuộc sống tràn đầy ấm áp, bình yên, giản dị.

Câu hỏi 4 trang 44 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Không gian trong nhan đề bài thơ: "vãn vọng" từ xa trông lại.

- "Trước thôn, sau thôn": không gian bao trùm cả cảnh làng quê.

- "Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng": không gian cao, rộng, từ trên trời xuống mặt đất, bao quát cả cánh đồng.

- Tác giả đang đứng ở một nơi cao, có thể bao quát toàn bộ khung cảnh của cả một thôn và cánh đồng, bãi cỏ trong buổi chiều tà.

Câu hỏi 5 trang 44 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Tâm trạng, cảm xúc của tác giả:

+ Tình yêu thương, thái độ trận trọng dành cho thiên nhiên, con người, cuộc sống.

+ Niềm vui, hạnh phúc trước vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống đời thường.

 

Câu hỏi 6 trang 44 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Đọc câu kết bài "Thiên Trường vãn vọng", hình ảnh những cánh cò trắng sà xuống mặt ruộng khiến em cảm thấy cuộc sống của làng quê thật thanh bình, yên ả. Khi mà con người, thiên nhiên và loài vật sống hòa hợp với nhau sẽ tạo ra khung cảnh rất đẹp, gợi cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu hỏi 7 trang 44 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Khi biết tác giả "Thiên Trường vãn vọng" là một vị vua đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Nguyên xâm lược, em cảm thấy bài thơ thật đẹp. Khung cảnh trong bài thơ thật bình yên, hạnh phúc. Đó là những khoảnh khắc rất đắt giá, đáng quý trong sau khi chiến tranh kết thúc. Trần Nhân Tông không ở trong cung điện nguy nga mà lại đứng trên phủ Thiên Trường, ngắm nhìn cảnh đồng quê và vui vẻ tận hưởng. Điều này chứng tỏ ông cũng là một người yêu thích sự bình yên, hạnh phúc khi thấy nhân dân có cuộc sống ấm no, sum vầy. Từ đó, em rất trân trọng tấm lòng yêu nước, thương dân của vị vua này.


* Viết kết nối với đọc: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ "Thiên Trường vãn vọng".

Nhan đề "Thiên Trường vãn vọng" cho người đọc thấy được điểm nhìn của tác giả. Thiên Trường chính là hành cung mà các vua Trần thường đến để vãn cảnh, nghỉ ngơi. Đứng từ đây, Trần Nhân Tông có thể phóng tầm mắt ra thật xa, nhìn thấy trọn vẹn bầu trời cùng cánh đồng, làng quê trong buổi chiều tà. Chính vào lúc này, ông đã thấy cảnh mục đồng thổi sáo lùa trâu về nhà, đàn cò trắng bay xuống cánh đồng. Tình cảm yêu thương, tự hào về giang sơn gấm vóc dấy lên trong lòng, tức cảnh sinh tình, vị vua này đã cho ra đời tác phẩm "Thiên Trường vãn vọng" để lưu lại sự yên bình, giản dị mà đầm ấm của không gian. Thông qua bài thơ, hậu thế đã cảm nhận được bức tranh đồng quê trong hoàng hôn mờ sương thật trữ tình cũng rất thanh bình, nhẹ nhàng.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tình cảm yêu quý, trân trọng con người và cảnh sắc đồng quê đã được Trần Nhân Tông thể hiện cực kì rõ nét trong bài thơ. Thông qua đó, hậu thế có thể nhận định rằng ông là một vị vua có tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng. Taimienphi.vn mời em tham khảo thêm những bài thơ khác cũng thể hiện dạng tình cảm này như: Soạn bài Qua Đèo Ngang; Soạn bài Thu điếu

Vua Trần Nhân Tông đã ghi lại khung cảnh làng quê yên bình, êm đềm hiếm hoi sau khi hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược kết thúc. Em hãy khám phá không gian đó trong Soạn bài Thiên Trường vãn vọng, Ngữ văn 8 KNTT, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé.
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn lớp 7 - KNTT
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Tràng giang, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Soạn bài Minh sư, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Trình bày ý kiến về một vấn đề môi trường
Soạn bài Thu điếu, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

ĐỌC NHIỀU