a. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào những chỗ trống tương ứng trong khổ thơ sau. Từ đó, xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.
- (ngay, trong, đây):
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào ....
Mát ơi là mát!
=> Đáp án: trong. Bài thơ gieo vần chân (nong - trong).
- (băm, cày, lao) và (mịt, sương, mờ):
Ngựa phăm phăm bốn vó
Như ... xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù ...
Mặc đêm đông giá rét.
=> Đáp án: băm và sương. Bài thơ gieo vần lưng (phăm - băm), vần chân (đường - sương).
b. Các bước làm bài thơ bốn chữ, năm chữ
- Xác định đối tượng hướng tới và lựa chọn thể thơ.
- Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng qua đó bộc lộ cảm xúc của em về đối tượng.
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện đặc điểm của đối tượng (sử dụng biện pháp tu từ so sánh, tương phản, điệp cấu trúc,...).
- Sắp xếp các từ ngữ trong dòng thơ và khổ thơ theo quy định về số tiếng, vần và nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ.
Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè) hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích).
Mèo con
Mèo con kia nghịch ngợm
Trèo lên tận nóc nhà
Duỗi móng vuốt kia ra
Áp lên tường nghe ngóng.
Chuột thấy thế sợ lắm
Trốn luôn ở trong hang
Ngoài kia chú mèo vàng
Vẫn ung dung chờ đợi.
Theo: Đinh Thị Ngọc Mai
Để có thể làm bài thơ bốn chữ, năm chữ hay, các em cần chú ý đến nhịp điệu, cách gieo vần, ngắt nhịp. Mong rằng, qua những gợi ý của Taimienphi.vn, em sẽ có thêm cho mình những ý tưởng mới mẻ và hấp dẫn trong quá trình sáng tạo thơ ca.
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
- Soạn bài Trao đổi về một vấn đề, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều