Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Ngắn 1
2. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Ngắn 2
3. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Ngắn 3
4. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Ngắn 4

Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

 

1. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Ngắn 1

Câu 1.
Nhan đề mà tác giả nhắc đến hàm chứa một dụng ý biểu thị mối quan hệ giữa con người trong hiện tại và con người trong quá khứ, giữa ảo ảnh và hiện thực, không – thời gian.
Câu 2.
Đứng trước cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật tác giả vẫn mang một nỗi niềm băn khoăn, nuối tiếc trong tâm trạng. Băn khoăn khi nhận ra mình chưa thực vẹn tròn mà vẫn còn rất nhiều điểm khiếm khuyết. Bên cạnh đó là sự nuối tiếc về quãng thời gian vàng son của dĩ vãng.
Câu 3.
Chữ “sầu” khép lại bài thơ mà vấn vương bao nỗi trăn trở luyến tiếc trong lòng đọc giả. Chữ “sầu” không xuất hiện ngẫu nhiên, sự có mặt của chữ “sầu” đó chính là kết quả của quá trình hồi tưởng, quan sát ở ngay những dòng thơ đầu. “Sầu” là sự lắng đọng cảm xúc, suy tư, trăn trở của chính tác giả.
Câu 4.
Học thuộc lòng bài thơ.
 
-----------------------HẾT----------------------------
 

Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Soạn bài Tỏ lòng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Sắp tới, các em sẽ được học Cảm xúc mùa thu là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi để nâng cao kiến thức môn học của mình.
 

2. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Ngắn 2

Câu 1.
Không gian được gợi ra bằng 3 hình ảnh: lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu
Thời gian được gợi ra từ hai hình ảnh: tháng ba và mùa hoa khói
Con người: cố nhân
🡺 Sự hòa quyện giữa cảnh sắc và tâm trạng con người trong buổi tiễn đưa.
Hình ảnh “hoa khói” tượng trưng cho sự phồn hoa, náo nhiệt của Dương Châu. Cảnh tuy gợi không khí nhộn nhịp, tấp nập nhưng vẫn không giấu được nỗi buồn chia li giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.
Câu 2.
Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược thế nhưng Lí Bạch lại chỉ sử dụng hình ảnh “cô phàm” – cách buồm lẻ loi. Bởi lẽ, dù không gian có tập nập, thuyền bè ngược xuôi nhưng sâu trong tình cảm và suy nghĩ của tác giả vẫn mang một nỗi buồn sầu trước khung cảnh tiễn đưa bạn. Nhìn cánh buồm mất hút xa dần vào khoảng trời xanh tác giả càng cảm thấy cô đơn, lẻ bóng trước mênh mang sống nước.
Câu 3. (học sinh tự làm)
 

3. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Ngắn 3

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người:

+ Không gian: Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li. Thành Dương Châu - nơi bạn nhà thơ sắp đến là một thắng cảnh đô hội phồn hoa. Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Khung cảnh ấy gợi buồn, khoảng cách giữa nhà thơ và bạn mình lại càng buồn hơn.
+ Thời gian: Tháng ba - mùa hoa khói là lúc sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói cũng có thể nói Dương Châu - nơi bạn nhà thơ đến là nơi phồn hoa, đô hội. Tất cả những điều ấy cũng không làm cho nỗi buồn của nhà thơ vơi đi mà trái lại nó còn làm cho nhà thơ buồn hơn.
+ Con người: chỉ với hai chữ "cố nhân" thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận sự thân thiết, gắn bó của nhà thơ với người bạn này.
- Tất cả những mối quan hệ trên đã làm cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi niềm thầm kín.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền nam Trung Quốc. Mùa xuân trên song Trường Giang có nhiều thuyền bè xuôi ngược nhưng Lí Bạch chỉ thấy "cánh buồm lẻ loi" của "cố nhân". Ông nhìn theo chiếc thuyền mang người bạn đi xa cho đến khi nó nhỏ dần rồi biến mất. Có thể thấy người bạn này quan trọng với ông biết bao. Dù người đã đi rồi mà người tiễn ở lại vẫn thấy lưu luyến, bịn rịn.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Ngươi đã đi xa nhưng tác giả vẫn đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn theo, hẳn là ông rất trân trọng tình bạn này. Dù cho bạn đã đi xa, cánh buồm xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, nhà thơ vẫn không nỡ ra về. Dù cho cả bài không nhắc đến tình bạn nhưng người đọc cũng vẫn hiểu được tình bạn của Lí Bạch đáng trân trọng đến nhường nào.

 

4. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Ngắn 4

Câu 1 (trang 144 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:

- Hình ảnh lầu Hoàng Hạc (thắng cảnh, biểu tượng sự chia li)- thành Châu Dương (nơi bạn nhà thơ sắp tới, phồn hoa)- dòng Trường Giang mênh mông, hun hút
+ Lí Bạch tiễn bạn tới chốn phồn hoa vẫn không giấu nổi nỗi buồn+ Lầu Hoàng Hạc càng gợi khoảng cách xa cách nghìn trùng giữa bản thân với bạn còn buồn hơn
- Mối quan hệ thời gian: Tháng ba- mùa hoa khói
+ Lúc đó dòng Trường Giang nhộn nhịp khói mùa xuân
+ Hoa khói tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu- nơi Mạnh Hao Nhiên sắp tới
+ Cảnh vào lúc ấy tuy gợi một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không lấn được nỗi buồn chia ly
- Mối quan hệ giữa hai con người: cố nhân, sự gắn bó thân thiết, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau
→ Khi giải mã được những mối quan hệ này, chúng ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ

Câu 2 (trang 144 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tâm trạng trong phút li biệt chi phối tình cảm, suy nghĩ của tác giả:
+ Trường Giang là huyết mạch giao thông, đông vui tấp nập nhưng tác giả vẫn cảm thấy nỗi cô đơn
+ Người đưa tiễn- tác giả- thấy đơn độc khi hình ảnh cố nhân lùi vào nước xanh mênh mang
+ Cái tình của Lý Bạch cũng được thể hiện sâu sắc qua sự dõi theo của tác giả tới khi bóng bạn khuất hẳn
→ Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn bịn rịn, cô đơn

Câu 3 (trang 145 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Người đi đã khuất bóng, nhưng người đưa tiễn vẫn đứng lặng trên lầu Hoàng Hạc
+ Người đưa tiễn nán lại, kéo dài thời gian, điều đó thể hiện sự lưu luyến của tác giả
+ Tác giả cố nán ở lại cô đơn trong buổi biệt ly
- Lý Bạch kg nhắc tới tình bạn nhưng qua thơ ta thấy chan chứa tình cảm bạn bè, tri kỉ.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 144 sgkg ngữ văn 10 tập 1)

- Thuyền [đưa bạn] xuôi về Dương Châu, giữa tháng ba mùa hoa khói.
- Bóng cánh buồm xa lẻ loi mất hút vào khoảng không xanh biếc. Các hình ảnh trên đều hết sức có hồn, như hình ảnh trong câu thơ cuối mới thật sự là "có thần'.
- Dùng từ "cố nhân"
- "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu' (Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời)

Bài 2 (Trang 144 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Luôn được thể hiện thành công trong thơ Đường mà bài thơ này có tính chất tiêu biểu. Trong cuộc sống hôm nay, tình bạn vẫn có ý nghĩa quan trọng, động viên con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Bài thơ có ý nghĩa giáo dục trong mọi thời đại.

-------------------HẾT-----------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 10 của mình.

Hơn nữa, Soạn bài Cảnh ngày hè là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Qua phần soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 143, 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1, chúng ta sẽ cảm nhận được tình bạn tri kỉ thắm thiết, nồng đượm, chân thành giữa hai người bạn, hai nhà thơ nổi tiếng đời Đường Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Phân tích Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Cảm nhận thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Dàn ý cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Dàn ý cảm nhận bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

ĐỌC NHIỀU