Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ, ngắn 1

Câu 1:

Tính thông tin, thời sự: đảm bảo chất lượng thông tin, nhanh, chính xác
Địa điểm: tỉnh An Giang
Thời gian: ngày 3 tháng 2
Sự kiện: tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón nhận quyết định của Bộ văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc.
Tính ngắn gọn, lượng thông tin cao
Tính sinh động, hấp dẫn.
 
Câu 2: 
Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Nêu được chủ đề của bài phóng sự
Mang tính thời sự, ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn
Diễn đạt mạch lạc, logic, đảm bảo chức năng thông tin của báo chí
 

SOẠN BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ, ngắn 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm ngôn ngữ báo chí
- Ngôn ngữ báo chỉ là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế
- Phản ánh chính kiến của tờ bảo và dư luận quần chúng.
- Nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
- Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm...

2. Lập bảng phân loại báo chí

3. Văn bản báo chí gồm các thể loại:
Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo....

4. Lập bảng để cho thấy đặc điểm của các thể loại chính của văn bản báo chí

5. Những đặc trưng tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ báo chí
- Tính thời sự cập nhật.
- Tính thông tin ngắn gọn.
- Tính sinh động, hấp dẫn.

6. Lập bảng để cho thấy đặc điểm của các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo ch

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Đọc bài tập 1 (phần luyện tập, Ngữ văn 11, tập 1, trang 145) và phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí thể hiện qua bản tin đó.
- Bản tin đảm bảo tính thời sự, chính xác: ngày tháng (3–2), địa điểm (Ộ Tà Sóc, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), thông tin về đặc điểm (diện tích, địa hình, căn cứ địa cách mạng).
- Câu văn ngắn gọn, súc tích, mỗi câu chuyển tải một thông tin cần thiết.

2. Viết một bản tin ngắn phản ánh tình hình quay cóp bài trong thi cử
Nạn quay cóp bài trong thi cử hiện đang trở thành vấn đề nhức nhối trong trường học. Kì thi tốt nghiệp bậc trung học tổ chức vào tháng... - 2007, tại trường A, giám thị đã đình chỉ thị của hơn 40 học sinh vì sử dụng tài liệu trong khi đang làm bài. Đặc biệt nguy hiểm hơn, có một số thành viên hội đồng giám thị tại trường B tổ chức giải đề thi cho học sinh. Về phía phụ huynh học sinh, nếu giám thị nào coi thi nghiêm túc thì bị họ la ó, chửi bới, cá biệt còn bị họ hành hung như sự việc đau lòng xảy ra ở huyện C…

-------------------------HẾT-----------------------------

Bên cạnh Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn lớp 11 như Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí hay phần Soạn bài Chí Phèo, Phần 1, Tác giả nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn lớp 11 của mình.

Thực hành thành ngữ, điển cố là bài học nổi bật trong Tuần 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 11, học sinh cần Soạn bài Thực hành thành ngữ, điển cố, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Trong nội dung soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí đã học, củng cố kiến thức bài mới và giúp các em có kĩ năng vận dụng lí thuyết vào làm những bài tập cụ thể.
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo), soạn văn lớp 11
Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ, soạn văn lớp 12
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, soạn văn lớp 11
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính, soạn văn lớp 12
Đọc hiểu Ngôn chí, bài 3
Soạn bài Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

ĐỌC NHIỀU