Soạn bài Phò giá về kinh trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: gồm 4 câu, mỗi câu 5 tiếng, hiệp vần cuối các dòng 2, 4 (vần bằng).
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Về nội dung:
- Hai câu đầu: hào khí chiến thắng.
- Hai câu sau: khát vọng hòa bình.
Cách biểu ý: trước tiên tái hiện những chiến công chống ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước.
Cách biểu cảm: bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội; niềm tin, thương yêu cho đất nước.
Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điểm giống và khác ở cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam:
- Điểm giống:
+ Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
- Điểm khác: thể thơ.
LUYỆN TẬP
Tác dụng của cách nói giản dị, cô đúc: nói lên được những vấn đề trọng đại của đất nước một cách oai phong chính là thành quả thời kì chiến tranh và nhiệm vụ thời bình.
- Soạn bài Nam quốc sơn hà
- Soạn bài Từ Hán Việt
- Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Bố cục:
- Phần 1 (Hai câu đầu): Hào khí chiến thắng.
- Phần 2 (Hai câu sau): Khát vọng hòa bình.
Hướng dẫn soạn bài:
Câu 1 (trang 68 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Tụng giá hoàn kinh sư nguyên văn chữ Hán được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bốn câu, mỗi câu năm chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 2 và câu 4)
Câu 2 (trang 68 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nội dung thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau bài thơ khác nhau ở chỗ:
+ Hai câu đầu: sự chiến thắng hào hùng của dân tộc.
+ hai câu sau: lời động viên xây dựng đất nước và niềm tin vào sự vững bền muôn đời của đất nước.
- Nhận xét về cách biểu ý biểu và biểu cảm của bài thơ:
+ hình thức biểu đạt cô đúc ngắn gọn.
+ cảm xúc được dồn nén vào bên trong ý tưởng.
Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.
Câu 3 (trang 68 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam đều giống nhau ở chỗ ý tưởng được bộc lộ rõ ràng, không cầu kì hoa mĩ, cảm xúc được bộc lộ kín đáo qua ý tưởng.
LUYỆN TẬP
- Cách nói giản dị cô đúc của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư có tác dụng rất quan trọng trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
- Nó khiến hào khí chiến thắng như cô đúc lại vang vọng mãi dân ta thắng mà không kiêu qua đó khát vọng hòa bình gián tiếp được bộc lộ.
------------------------HẾT---------------------------
Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Tiếng gà trưa nhằm chuẩn bị cho bài học này.